Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giả danh công an để lừa đảo bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2994 Lượt xem

Giả danh công an để lừa đảo bị xử phạt như thế nào?

Gia đình tôi có nhu cầu xin việc cho con vào ngành Công an, Một người tên Nguyễn Đức Thưởng tự nhận là Công An và hứa sẽ thu xếp cho gia đình, nay anh ta đã chiếm đoạt 150 triệu đồng và cắt đứt liên lạc, chúng tôi phải làm thế nào? anh ta bị xử phạt thế nào?

Câu hỏi:
Em ở xã eah’leo, huyện Eah’leo tỉnh Đăk Lak vào tháng 7/2014 gia đình em có chạy việc cho em trai em vào ngành Công An, và được anh Nguyễn Đức Thưởng ở tỉnh Lâm Đồng giới thiệu là đang công tác bên ngành này và từng xin cho rất nhiều người vào ngành thành công. Gia đình em tin tưởng nên đã nhờ anh này lo việc cho em trai em. Với số tiền là 300 triệu đồng, gia đình em đã đưa trước cho anh Thưởng với số tiền là 150 triệu đồng . Anh Thưởng có hứa viết giấy nhận tiền và cam kết là chậm nhất là đến tháng 4/2015 là em trai em sẽ được gọi đi làm nhưng sau nhiều lần hứa hẹn tới giờ anh này vẫn không lo được gì gia đình em nhiều lần kêu anh này trả lại số tiền trên cho gia đình nhưng anh Thưởng cứ khất lần không chịu trả sau khi mọi việc vỡ lở gia đinh e mới biết ngoài nhà em ra trong xã em còn có 3 trường hợp giống như gia đình em đã bị anh Nguyễn Đức Thưởng lừa gạt. Rất mong A/Chị tư vấn cho em và bà con ở đây biết là chúng em nên làm gì? Và chúng em có đòi lại được tiền không? Anh Nguyễn Đức Thưởng bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hình sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Về trường hợp của bạn, chúng tôi xác định đây là một hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là anh Thưởng đã dùng những thủ đoạn gian dối, thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng, cụ thể anh này đã nói rằng mình làm trong ngành Công An, hứa có thể lo được việc làm cho em trai của bạn, những lời nói này là gian dối và anh này đang giả danh cán bộ Công An để tạo lòng tin đối với gia đình bạn, điều đó có nghĩa là anh ta làm việc này đã có chủ đích (lỗi cố ý), có tính toán trước. Gây thiệt hại cho gia đình bạn là 150 triệu đồng, hơn nữa còn 3 hộ khác có trường hợp giống với gia đình nhà bạn. Với mức độ nghiêm trọng của sự việc, cũng như hành vi lừa đảo đã rõ ràng, bạn và các gia đình khác nên thông báo với cơ quan Công an có thẩm quyền để cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo, truy bắt đối tượng và Tòa án sẽ thực hiện xét xử, yêu cầu anh Thưởng bồi thường cho gia đình bạn số tiền đã mất.

 Giả danh công an để lừa đảo bị xử phạt như thế nào?

Giả danh công an để lừa đảo bị xử phạt như thế nào?

Về mức xử phạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, anh Nguyễn Văn Thưởng đã chiếm đoạt số tiền của gia đình bạn là 150 triệu đồng và còn 3 gia đình khác chưa biết con số cụ thể. Nếu căn cứ như vậy, theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 thì anh Thưởng có thể sẽ bị xử phạt 7 năm đến 15 năm tù tùy theo phán quyết của Tòa Án và vụ việc cụ thể.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi