Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đứng tên vay tiền cho người khác thì có phải trả nợ không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1963 Lượt xem

Đứng tên vay tiền cho người khác thì có phải trả nợ không?

Mẹ tôi kinh doanh và đang bị vỡ nợ, bị người ta kiện và họ không đồng ý cho trả từng tháng một, vậy Tòa án có thể phán quyết như thế nào? tôi đứng tên cho mẹ tôi vay tiền một người, tôi hoàn toàn không dùng số tiền đó. Tôi có phải trả nợ không?

 

Câu hỏi:

Gia đình tôi kinh doanh mua bán đường, người chủ kinh doanh là mẹ tôi, vì vấn đề làm ăn gặp vấn đề nên giờ đã vỡ nợ gần 2 tỷ, thiếu nợ rất là nhiều người nhưng hiện giờ chỉ có 1 người chủ nợ tên An mà mẹ tôi thiếu 180 triệu kiện ra tòa do 2 bên bàn bạc không thống nhất được. Cụ thể mẹ tôi muốn trả 1 triệu 1 tháng do không còn khả năng kinh doanh nữa nhưng chủ nợ An không chịu như vậy khi ra  tòa mẹ tôi muốn trả theo khả năng nếu bên chủ nợ An không chịu nhà tôi có bị phát mãi Tài sản không và khả năng toàn sẽ xử lý theo pháp luật như thế nào? 

Tôi có mượn cho mẹ tôi ở chủ nợ khác 200 triệu ,có viết giấy tay nhưng chỉ lấy giùm mẹ tôi số tiền đó chứ không có đụng đến, do tôi làm giáo viên nên tôi chỉ có khả năng trả mỗi tháng 1 triệu nếu bên B không chấp nhận nếu kiện ra tòa tôi phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo như bạn trình bày, chúng tôi nhận thấy mẹ bạn và những người chủ nợ đã kí hợp đồng vay tài sản, cụ thể là hợp đồng vay tiền, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định như sau:

Đứng tên vay tiền cho người khác thì có phải trả nợ không?

Đứng tên vay tiền cho người khác thì có phải trả nợ không?

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, mẹ bạn đã vay tiền của người khác, và mẹ bạn phải có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, đúng số lượng và trả lãi cho người đó. Trường hợp của mẹ bạn đó là mẹ bạn đã không có khả năng chi trả nợ, dẫn đến vỡ nợ và bị một người chủ nợ tên An kiện ra Tòa án. Về những vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải quyết như sau:

Vấn đề thứ nhất đó là khi ra Tòa án thỏa thuận mà người chủ nợ không chấp nhận cho mẹ bạn trả theo khả năng, trong trường hợp đó, khi mà không thể thỏa thuận được, thống nhất giữa hai bên thì nếu khoản nợ đó có tài sản bảo đảm ( vì đây là khoản nợ lớn, rất có thể có tài sản bảo đảm) thì Tòa án sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm đó để dùng số tiền xử lý tài sản bảo đảm chi trả số nợ của mẹ bạn. Có những phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm như sau:

Điều 59. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận

“1, Bán tài sản bảo đảm.

2, Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

3, Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

4, Phương thức khác do các bên thoả thuận”.

Nếu đã kiện ra Tòa án thì có thể Tòa án sẽ tiền hành bán đấu giá tài sản đó để chi trả khoản nợ của mẹ bạn.

Còn nếu trường hợp khoản nợ của mẹ bạn không có tài sản bảo đảm thì nếu không thể đi đến thỏa thuận và bên đòi nợ có lý do chính đáng về việc rất cần khoản tiền đó thì Tòa án sẽ xét xử để xử lý tài sản của mẹ bạn để trả nợ cho chủ nợ, bởi mẹ bạn là người vay tiền, do đó, phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay tiền. Tùy từng trường hợp, Tòa án sẽ xử lý tài sản của mẹ bạn, và mẹ bạn vẫn phải đảm bảo trả đủ số tiền cho người cho vay.

 Về vấn đề thứ hai của bạn đó là bạn có vay tiền cho mẹ bạn với số tiền là 200 triệu, dù bạn không sử dụng số tiền này, nhưng bạn và người đó đã kí hợp đồng vay tiền, do đó, bạn là một trong hai bên chủ thể của hợp đồng vay tiền, cụ thể bạn là bên vay có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay, không xét đến mục đích bạn vay như thế nào?, số tiền đó bạn có sử dụng hay không? mà Pháp luật dân sự chỉ quan tâm đến việc bạn là chủ thể trong hợp đồng vay tiền cho nên bạn phải có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay. Nếu bạn không thể trả được tiền thì sẽ bị xử lý tài sản bảo đảm, hoặc nếu người đó kiện bạn ra Tòa án thì bạn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi