Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm rút được bao nhiêu tiền?
  • Thứ năm, 24/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4079 Lượt xem

Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm rút được bao nhiêu tiền?

Số tiền được hưởng khi rút BHXH của mỗi người sẽ là khác nhau vì còn phụ thuộc vào mức lương tham gia đóng BHXH của họ. Nhưng đều được xác định theo công thức dựa trên quy định pháp luật.

Bảo hiểm xã hội là một trong những loại bảo hiểm phố biến hiện nay được nhiều người lao động tham gia. Do đó, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm rút được bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội có 2 loại chính là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ gồm có 5 chế độ đó là chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động khi tham gia hợp đồng lao động, thông thường chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng chi trả cho loại bảo hiểm này với mức chia người sử dụng lao động phải đóng nhiều hơn.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng trong các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng người lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên.

Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện xuất phát từ nhu cầu của những người lao động tự do, có thể mua hoặc không mua phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ với những mức đóng khác nhau.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được chọn một trong các phương thức đóng đó là:

– Hàng tháng;

– 3 tháng 1 lần;

– 6 tháng 1 lần;

– 12 tháng 1 lần;

– 1 lần cho nhiều năm với mức mức hơn mức đóng hàng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức đóng cao hơn mức đóng hàng tháng so với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khác với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ chỉ được hưởng hai chế độ chính là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Người lao động được quyền hưởng bảo hiểm xã hội nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đóng đủ 20 năm BHXH;

– Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đóng đủ 15 năm BHXH và không muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

– Người lao động có nhu cầu ra nước ngoài định cư;

– Người lao động mắc phải những bệnh nguy hiểm thuộc danh mục của Bộ Y tế như: ung thư, HIV chuyển sang AIDS, phong, lao…

– Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

– Sau 1 năm kể từ thời điểm nghỉ việc hoặc sau 1 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyên mà chưa đóng đủ 20 năm BHXH.

Trường hợp thuộc những đối tượng nêu trên thì người lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình đang cư trú.

Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm rút được bao nhiêu tiền?

Số tiền được hưởng khi rút BHXH của mỗi người sẽ là khác nhau vì còn phụ thuộc vào mức lương tham gia đóng BHXH của họ. Nhưng đều được xác định theo công thức sau:

– Đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có quy định về cách tính tiền BHXH 1 lần dựa trên số năm tham gia đóng, cụ thể như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tham gia đóng BHXH đối với những năm đóng trước thời điểm năm 2014;

+ 2 lần mức bình quân tiền lương tham gia đóng BHXH đối với những năm đóng sau thời điểm năm 2014.

Tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng=(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

+ Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

+ Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mbqtl=(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm):Tổng số tháng đóng BHXH

– Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Điều 6 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH có đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách tính tiền BHXH 1 lần như sau:

Mức hưởng BHXH 01 lần=(1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Trong đó:

– Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm những loại giấy tờ sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc);

– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần ( mẫu số 14-HSB);

– Trường hợp người lao động thuộc đối tượng ra nước ngoài định cư thì cần nộp thêm giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt của 1 trong các giấy tờ: Hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực của cơ quan có thẩm quyền, giấy xác nhận cho việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài…

– Trường hợp người lao động là đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo thì phải có trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do Hội đồng giám định y khoa cấp.

– Trường hợp là đối tượng phục vụ trong quân ngũ thì cần bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực trước thời điểm ngày 1/1/2007.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm rút được bao nhiêu tiền? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp phải vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho người thất nghiệp chủ động tìm cơ hội trở lại làm...

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi chính đáng khi người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị có ký kết hợp đồng lao động. Vậy trường hợp người lao động muốn hưởng BHXH 1 lần sẽ được xác định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài...

Chế độ thai sản cho chồng mới nhất năm 2024 như thế nào?

Khi vợ mang thai, sinh con, nhận con nuôi, chồng có được hưởng chế độ gì không? Chế độ thai sản cho chồng như thế nào? cùng tham khảo nội dung bài...

Quá trình phát triển chế độ ưu đãi ở Việt Nam như thế nào?

Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến chính sách ưu đãi đối với người có...

Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu sẽ được hưởng chế độ thai sản?

Luật sư cho tôi hỏi để hưởng chế độ thai sản khi sinh con cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành. Tôi xin cảm...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi