Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đối tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3322 Lượt xem

Đối tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả?

Đối tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả? Để có câu trả lời, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 14 – Luật sở hữu trí tuệ, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 trên

Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định tại Điều 15 – Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả là tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu (Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ).

Đối với các tin tức thời sự chỉ thuần tuý việc đưa tin không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Những tin tức thời sự cần được tuyên truyền đến công chúng nhanh nhất như các tin về dịch bệnh, bão, thảm họa, tai nạn giao thông nghiêm trọng… Nếu những tin tức thời sự mà được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả thì phải thông qua những thủ tục nhất định nên khó khăn cho việc tiếp cận và mất đi tính thời sự. Tuy nhiên, nếu việc đưa tin thời sự có kèm theo những nhận định, bình luận của tác giả như phóng sự, sự kiện và bình luận… đã thể hiện sự sáng tạo của tác giả thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Tin lâm tặc đánh cán bộ kiểm lâm ở huyện A (tin tức thời sự thuần tuý). Tin lâm tặc đánh cán bộ kiểm lâm ở huyện A, trong đó kèm theo bình luận về nguyên nhân của tình trạng phá rừng, sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đã thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả được bảo hộ quyền tác giả.

Các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Bất cứ nhà nước nào cũng ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các văn bản pháp luật và những bản dịch của văn bản đó được phổ biến rộng rãi, tuyên truyền đến mọi chủ thể qua nhiều kênh thông tin khác nhau nên không bảo hộ quyền tác giả.

Thực tế, có nhiều những tài liệu dưới dạng “Tìm hiểu một văn bản pháp luật như Tìm hiểu Bộ luật Hình sự, Tìm hiểu Bộ luật Dân sự… nhưng đăng toàn văn của văn bản đó thì thực chất cũng chỉ là những văn bản pháp luật. Trường hợp các văn bản pháp luật được tác giả sắp xếp, hệ thống (theo lĩnh vực, theo năm ban hành, theo hiệu lực của văn bản) một cách khoa học để thuận tiện cho người sử dụng, nghĩa là đã có sự sáng tạo của tác giả nên được bảo hộ hình thức thể hiện.

Trong một tài liệu giảng dạy đã có nhận định “chúng ta thấy rằng bản thân văn bản thì không được bảo hộ những toàn bộ tuyển tập, cách sắp xếp của chúng dưới dạng một tổng thể cũng là thành quả của sức lao động và óc suy xét vì thế cũng được bảo hộ quyền tác giả”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả, trường hợp cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc muốn dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi