Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1320 Lượt xem

Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Nhà giáo càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng, nếu có kinh nghiệm có thể thực hiện công việc giảng dạy hiệu quả và đem lại chất lượng cao.

Nghề giáo là nghề thiêng liêng, cao quý và luôn được xã hội coi trọng. Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích, động viên, hỗ trợ các thầy cô giáo để họ có thể gắn bó và cống hiến, một trong số đó là phụ cấp thâm niên. Liên quan đến vấn đề này có câu hỏi đặt ra là đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Phụ cấp thâm niên nhà giáo là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản nào định nghĩa về phụ cấp thâm niên nhà giáo, tuy nhiên ta có thể hiểu phụ cấp thâm niên nhà giáo là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho nhà giáo có thời gian làm việc gắn bó lâu dài nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực cho họ làm việc, cống hiến cho nghề.

Nhà giáo càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng, nếu có kinh nghiệm có thể thực hiện công việc giảng dạy hiệu quả và đem lại chất lượng cao.

Không chỉ được áp dụng đối với Nhà giáo mà trong các doanh nghệp vẫn có Phụ cấp thâm niên, được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác.Sở dĩ là hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động đối với người lao động để họ có thể gắn bó và làm nghề lâu dài, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn.

Như vậy, phụ cấp thâm niên chính là một chế độ khuyến khích được ghi nhận trong hợp đồng làm việc mà người sử dụng đưa ra cho người lao động để người lao động có thể làm việc tích cực, hiệu quả và gắn bó với nghề hơn.

Theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, sẽ bãi bỏ “phụ cấp thâm niên” đối với giáo viên từ ngày 01/7/2020, thay vào đó là chế độ tiền lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương.Tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid-19, việc thực hiện cải cách tiền lương đối với công chức, viên chức có thể được lùi lại đến 01/7/2022.

Theo Công văn 977/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 10/7/2020, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục có nêu như sau:

“ Các chính sách về chế độ tiền lương (trong đó có chế độ phụ cấp thâm niên) đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ.”

Do đó,hiện nay nhà giáo vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên bình thường.

Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Căn cứ vào Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH và Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo bao gồm:

Thứ nhất: Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

Thứ hai: Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.

Các đối tượng nhà giáo trên phải được xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07)

Các đối tượng nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo

Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

Điều 2 nghị định số 54/2011/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Thứ hai: Về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

Được xác định bằng tổng các thời gian sau:Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Thứ ba: Về thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo

Theo điều 3 nghị định số 54/2011/NĐ-CP thì mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định như sau:

“ Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi