Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đòi lại bức tường chung như thế nào?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3173 Lượt xem

Đòi lại bức tường chung như thế nào?

Cách đây gần 20 năm, nhà kế bên của nhà tôi muốn xây cất nhà lên. Họ xin sử dụng bức tường của 2 nhà bên cạnh.Hiện nay hơn tôi có nhu cầu xây lại nhà và cần phải đập hết tường. Tôi đề nghị họ xây lại bức tường riêng. Nhưng họ không muốn trả lại tường. Nay tôi muốn kiện ra tòa có được không? Xin Luật sư tư vấn giúp, cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi:

Cách đây gần 20 năm, nhà kế bên của nhà tôi muốn xây cất nhà lên. Nhưng vì không đủ tiền, nên họ xin sử dụng bức tường của 2 nhà bên cạnh. Lúc đó bà nội tôi vì tình xóm giềng nên cho mượn. Hiện nay đã hơn 20 năm, tôi có nhu cầu xây lại nhà và cần phải đập hết tường. Mặc dù tôi đã qua bên nhà đó thông báo nhiều lần, đề nghị họ xây lại bức tường riêng. Nhưng họ cố tình làm ngơ, không muốn trả lại tường. Nay tôi muốn kiện ra tòa có được không? Nếu họ viện lý do là không có tiền xây tường mới (mặc dù họ không có túng thiếu) thì tôi phải làm sao? Mong nhận được tư vấn!

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã gửi thông tin tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, với trường hợp của anh/chị chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Điều 169 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.”

Trong trường hợp của anh chị, người hàng xóm đã chiếm giữ, sử dụng tài sản của anh chị trái pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của gia đình anh chị. Do đó, anh chị có quyền đòi lại tài sản hợp pháp của mình đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc phá dỡ bức tường có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp khác của người hàng xóm được pháp luật bảo hộ, vì vậy để đòi lại tài sản mà người hàng xóm đang chiếm giữ, sử dụng thì anh chị cần phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Thứ nhất: Về mặt hành chính, Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và Hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác đều là những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Anh chị có quyền tố cáo các hành vi trên để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai: Về mặt Dân sự, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, anh chị có thể thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

– Nếu người hàng xóm không muốn xây tường mới và có nhu cầu sở hữu bức tường cũ của anh chị thì anh chị có thể thỏa thuận về việc người hàng xóm thanh toán lại cho anh chị một khoản tiền tương ứng với giá trị bức tường đó.

– Nếu anh chị vẫn muốn phá dỡ bức tường cũ để xây nhà mới thì anh chị có quyền yêu cầu người hàng xóm chấm dứt hành vi chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản và phải trả lại tài sản cho gia đình anh chị.

– Trong trường hợp người hàng xóm không tự nguyện trả lại tài sản cũng như không chịu thanh toán giá trị tài sản cho gia đình anh chị thì theo Điều 259 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì anh chị có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm; trả lại tài sản; xử lý hành vi chiếm giữ, sử dụng tài sản của người khác trái pháp luật.

Căn cứ Điều 33, Điều 35, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, vì trường hợp của anh chị là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là bất động sản nên thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có bất động sản. Vì vậy, anh chị có quyền gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng trái phép tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp, buộc người chiếm giữ tài sản trái pháp luật phải trả lại tài sản. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh chị.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi