Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị thanh tra?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1331 Lượt xem

Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị thanh tra?

Ngày 30/5/2019, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 618/QĐ-BHXH ban hành Mẫu Thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Mẫu C12-TS.

Đóng bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội. Không ít những trường hợp trên thực tế, doanh nghiệp không thực hiện đúng trách nhiệm này, trường hợp thường gặp nhất là chậm đóng bảo hiểm xã hội. Vậy Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị tranh tra? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thời hạn đóng tiền BHXH của công ty là bao lâu?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), được sửa đổi bởi

Quyết định số 505/QĐ-BHXH có quy định về phương thức đóng BHXH như sau:

1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Như vậy, thời hạn đóng tiền BHXH của công ty như sau:

– Phương thức đóng hàng tháng: chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng;

– Phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần (chỉ áp dụng với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm đã đăng ký với cơ quan BHXH và có quyết định phương thức đóng này): chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng.

Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị thanh tra?

Ngày 30/5/2019, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 618/QĐ-BHXH ban hành Mẫu Thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Mẫu C12-TS. Trong đó, tại phần hướng dẫn lập mẫu có nội dung:

 – Phần Bảo hiểm xã hội… thông báo nội dung đến đơn vị được thể hiện như sau:

+ Nếu Mục 1.3 có số tiền nhỏ hơn hoặc bằng 0, ghi: “Bảo hiểm xã hội …… cảm ơn sự hợp tác của ông (bà) trong việc thực hiện trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định./.”

+ Nếu Mục 1.3 có số tiền lớn hơn hoặc bằng số tiền phải đóng của 02 tháng (nợ trên 02 tháng), ghi: “Bảo hiểm xã hội …… đề nghị ông (bà) nộp đầy đủ số tiền còn phải đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH, số tài khoản ……… tại …….. trước ngày …/…/…. (ngày đầu của tháng sau liền kề). Quá thời hạn, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật./.”

+ Các trường hợp còn lại, ghi: “Bảo hiểm xã hội ……… cảm ơn sự hợp tác của ông (bà) trong việc thực hiện trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định. Đề nghị ông (bà) nộp đầy đủ số tiền còn phải đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH, số tài khoản …… tại ……… trước ngày …/…/…. (ngày đầu của tháng sau liền kề)./.

Như vậy, vào ngày 1 hàng tháng, cơ quan BHXH sẽ lập thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) của tháng trước liền kề và số tiền dự tính phải đóng của tháng hiện tại đối với các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp doanh nghiệp nợ trên hai tháng, BHXH đề nghị doanh nghiệp nộp đủ số tiền phải đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH trước ngày đầu của tháng sau liền kề. Nếu quá hạn, cơ quan BHXH sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với câu hỏi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị tranh tra? Chúng tôi xin làm rõ: Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm quá hai tháng, không thực hiện đóng đủ trước ngày đầu của tháng sau liền kề theo thông báo của cơ quan BHXH sẽ bị thanh tra.

Tiền phạt chậm nộp BHXH

Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định:

“ 3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng còn:

– Bị xử phạt theo quy định pháp luật:

Khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động thì:

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Tuy nhiên, đây chỉ mức phạt với cá nhân sử dụng lao động, trường hợp chủ thể vi phạm là doanh nghiệp thì khoản 1 Điều 6 Nghị định này quy định:

“ Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, doanh nghiệp chậm nộp tiền BHXH bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng

– Nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Chắc chắn rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị tranh tra? Trường hợp cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý vị có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 của Công ty Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi