Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2746 Lượt xem

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ bên cho thuê lại lao động được xác định trong mối quan hệ với ba chủ thể: bên thuê lại lao động, người lao động cho thuê lại và Nhà nước.

 

1.  Quy định của pháp luật lao động về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động: 

Theo quy định Điều 56 Bộ luật lao động 2012 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:  

“1.   Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.

2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.

3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.

4. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.

5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

6. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.”

 Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

2. Bình luận về quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:  

Mặc dù xét về bản chất, hợp đồng cho thuê lại lao động giữa bên cho thuê và bên thuê lại lao động là hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, các bên sẽ căn cứ vào Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và pháp luật liên quan để thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Tuy nhiên, ở góc độ sử dụng lao động và quản lý nhà nước về lao động thì hoạt động cho thuê lại lao động liên hệ trực tiếp tới số phận pháp lý (tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý) và số phận thực tế (hoạt động làm việc, đi lại, sinh hoạt, mối quan hệ xã hội, chi phí cá nhân…) của người lao động, do đó không thể thiếu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động và Bộ luật Lao động cũng cần quy định một số quyền và nghĩa vụ cụ thể của cả bên cho thuê và bên thuê lại lao động mà khi giao kết, thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ.

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động được xác định trong mối quan hệ với ba chủ thể: bên thuê lại lao động, người lao động cho thuê lại và Nhà nước.

2.1 Đối với bên thuê lại lao động, Bên cho thuê lao động phải bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động; thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.

Mục đích chính của Bên thuê lại lao động là muốn thuê được những người lao động phù hợp với yêu cầu công việc và thực hiện tốt công việc mà mình đang cần giải quyết mà không cần qua giai đoạn đào tạo hay thử việc. Vì lẽ này mà Bên thuê lại lao động mới sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động thay vì tuyển dụng người lao động chính thức. Vì vậy, một trong những nghĩa vụ lớn của Bên cho thuê lao động là phải bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động, phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của người lao động cho thuê lại và yêu cầu của người lao động cho thuê lại cho Bên thuê lại lao động biết. Thực tế thực hiện hợp đồng cho thuê lại lao động Bên cho thuê lao động phải chấp nhận việc thay người lao động cho thuê lại theo yêu cầu chính đáng của Bên thuê lại lao động trong trường hợp người lao động cho thuê lại không đáp ứng yêu cầu công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê.

2.2 Đối với người lao động cho thuê lại,

+ Bên cho thuê lao động phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

+ Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

+ Trả tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; 

+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

Bên cho thuê lại lao động có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Về thực chất, quan hệ giữa Bên cho thuê và người lao động cho thuê lại là quan hệ lao động. Vì vậy, Bên cho thuê lại lao động phải ký hợp đồng lao động với người lao động cho thuê lại theo đúng quy định của Bộ luật Lao động và thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động của mình. Việc trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo đảm các chế độ khác cho người lao động không thuộc về nghĩa vụ của Bên thuê lại lao động (vì Bên thuê lại lao động không phải là người sử dụng lao động chính thức trong mối quan hệ với người lao động cho thuê lại), mà thuộc về Bên cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Tuy nhiên, trong mối quan hệ lao động này có đặc thù so với các quan hệ lao động khác ở chỗ người lao động không trực tiếp làm việc cho Bên cho thuê, mà làm việc cho Bên thuê lại lao động cùng với những người lao động chính thức của Bên thuê lại lao động, chịu sự tác động của điều kiện lao động và chịu sự điều hành của Bên thuê lại lao động. Vì thế, được đối xử công bằng với người lao động chính thức của Bên thuê lại lao động là nhu cầu chính đáng của những người lao động cho thuê lại. Đây chính là cơ sở để nhà nước quy định Bên cho thuê lao động phải bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của Bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. Đối lại với quyền lợi này, người lao động cũng phải tuân thủ nội quy lao động (kỷ luật lao động) của Bên thuê lại lao động tương tự những người lao động chính thức của Bên thuê lại lao động trong thời gian làm việc tại đây.

Nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi làm việc cho Bên thuê lại lao động thì cũng cần xem như vi phạm kỷ luật lao động trong quan hệ lao động với Bên cho thuê lao động và Bên cho thuê lao động có quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động cho thuê lại trong trường hợp này.

2.3 Đối với Nhà nước, Bên cho thuê lao động phải lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Bên cho thuê lao lao động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi