Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2443 Lượt xem

Điều kiện yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con

Em và chồng đã ly hôn, em được quyền nuôi con, nhưng bên chồng và gia đình chồng cứ đưa cháu về nhà và cuối tuần, đưa đi chơi, bên nội ăn uống không đúng giờ, làm ảnh hưởng đến con, em có được yêu cầu Tòa án hạn chế chồng thăm con không?

Câu hỏi:

Kính gửi luật sư, xin tư vấn dùm em trường hợp sau đây: Em và chồng đã ly hôn được 2 tháng, có 1 con chung gần 4 tuổi và em được quyền nuôi con và chồng chu cấp hàng tháng. Mỗi tuần chồng đều đón con về bên nội ở chơi, thời gian đầu thì đón ngày cuối tuần tối thứ 7, tối chủ nhật trả về. Sau thì thay đổi đón tối thứ 6, và giờ thì tăng lên đón tối thứ 5. Bé nhà em đã đi học được 1 năm và ở độ tuổi này trên trường bắt đầu dạy những kỹ năng, bài học ngắn cho bé phát triển. Em đề nghị chỉ đón con vào cuối tuần để bé có thời gian tiếp thu thêm những bài học dành cho lứa tuổi mầm non cần uốn nắn nhưng chồng em bảo mẫu giáo nghỉ có sao. Em không cấm cản hay cản trở gì việc đón con nhưng em muốn đón cũng phải có thời gian quy định rõ ràng chứ không muốn lộn xộn như vậy. Ở trường bé ăn đầy đủ 3 bữa ăn, về nhà ăn thêm bữa tối, còn về bên nội việc ăn uống, ngủ nghĩ không đúng giờ, cả việc đánh răng cũng không được quan tâm chu đáo, mỗi lần bé được trả về nhìn rất xót dạ.
Luật sư cho em hỏi trường hợp của em có thể làm đơn xin tòa án hạn chế quy định thời gian đón con là chỉ vào các ngày nghỉ lễ, chủ nhật cuối tuần hay không? Em xin cám ơn, mong nhận hồi âm sớm từ luật sư

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hôn nhân, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều kiện yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con

Điều kiện yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con

Ly hôn là việc vợ, chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp các bạn có con chung thì người con sẽ được giao cho một hoặc hai bên chăm sóc, bên còn lại có những nghĩa vụ cấp dưỡng, thăm nom…cụ thể được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo đó, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở, ngay cả người đang trực tiếp nuôi con. Bởi đây là một quyền của cha, mẹ mà không được nuôi con, cha, mẹ nào cũng muốn gặp con, chăm sóc con, thực hiện nghĩa vụ đối với con. Tuy nhiên, có những trường hợp pháp luật quy định người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con trong những trường hợp nhất định mà làm ảnh hưởng xấu đến con, Cụ thể như sau:

“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.

Như vậy, điều kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con đó là người vợ, chồng không trực tiếp nuôi con hoặc đang nuôi con mà bị kết án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm…có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc con, phá tán tài sản của con, có lối sống đồi trụy…Theo đó, đây là những hành vi mà làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người còn lại hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền đối với con. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi nhận thấy chồng bạn không thuộc những điều kiện này, bởi chồng bạn chỉ đưa con về nhà nhiều một chút, việc này là hết sức bình thường bởi có thể chồng bạn rất nhớ con khi mà không được trực tiếp nuôi con. Chồng bạn không thể làm ảnh hưởng xấu đến con bởi hành vi đó, chỉ khi nào chồng bạn có những hành vi kể trên thì bạn mới được phép yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của chồng bạn, nếu không, về mặt pháp luật, không ai có quyền hạn chế quyền chăm sóc, thăm nom con cả.

Do vậy, bạn không có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của chồng bạn.  Về vấn đề này, nếu bạn thấy việc chồng bạn đưa con về nhà nhiều, làm ảnh hưởng đến học tập của con thì có thể thỏa thuận với chồng bạn để chồng bạn có thể hiểu và cùng nhau giáo dục, chăm sóc con.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi