Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện để được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5245 Lượt xem

Điều kiện để được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường?

Tôi đang là giáo viên dạy toán. Hiện nay có một nhóm học sinh mà tôi dạy trực tiếp trên lớp có nhu cầu học thêm môn toán của tôi ngoài giờ học. Nhưng lịch học bình thường của các em ở trường khá dày đặc, 2 buổi sáng chiều. Tôi muốn mở lớp dạy thêm thì phải thỏa mãn các điều kiện gì?

 

Câu hỏi:

Tôi là Trần Thị Hoa, hiện đang là giáo viên dạy Toán, trường Trung học cơ sở Tân Bình, thành phố Điện Biên Phủ. Tôi có một câu hỏi muốn xin được Luật sư tư vấn như sau:

Hiện nay trong khối lớp mà tôi giảng dạy, có một nhóm học sinh đang có nhu cầu học thêm ngoài giờ môn toán của tôi. Tuy nhiên, tôi thấy lịch học của các em tương đối nặng nề, học cả hai buổi sáng chiều trên lớp, nếu còn học thêm ngoài giờ thì khá vất vả cho các em. Hơn nữa, theo tôi được biết, bộ giáo dục có quy định chi tiết về việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài giờ lên lớp. Vậy trường hợp này, nếu tôi muốn tổ chức dạy thêm cho các em thì tôi phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm như sau:

Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”

Như vậy, học thêm được hiểu là việc dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, nội dung giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc dạy thêm, học thêm có thể được tổ chức dưới hai hình thức như sau:

– Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

–  Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục công lập trên quy định.

Do đó, trường hợp của bạn, bạn đang có nhu cầu mở lớp dạy thêm ngoài giờ học trên lớp, việc dạy học thêm này không nằm trong chương trình bắt buộc của nhà trường nơi bạn công tác tổ chức nên đây là hình thức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Điều kiện để được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường?

Điều kiện để được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường?

Việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:

Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.”

Đồng thời, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải không thuộc vào các trường hợp không được dạy thêm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định:

1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.”

Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:

“Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:

1. Cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

2. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm:

a) Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;

b) Danh sách người dạy thêm;

c) Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm;

d) Mức thu tiền học thêm.”

Người dạy thêm cũng phải thỏa mãn các điều kiện để được dạy thêm được quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2012/TT- BGDĐT đó là:

Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm

1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Có đủ sức khỏe.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).”

Đối với trường hợp của bạn, theo như bạn trình bày rằng có một nhóm học sinh mà bạn đang phụ trách giảng dạy chính thức tại nhà trường đang có nhu cầu học thêm môn Toán và bạn đang có ý định mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường ngoài giờ lên lớp. Do vậy, bạn phải thỏa mãn các yêu cầu và các điều kiện để được tổ chức giảng dạy. Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì các em học sinh này lịch học tại trường cũng vô cùng nặng nề, cụ thể phải học 2 buổi sáng, chiều trên lớp. Do vậy, trường hợp này thuộc vào một trong các trường hợp không được tổ chức dạy thêm mà pháp luật quy định “Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”. Vì vậy, bạn sẽ không được tổ chức dạy thêm trong trường hợp này đối với nhóm học sinh này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.    

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi