Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Di sản thừa kế đã được phân chia có thể bị khởi kiện yêu cầu chia lại không?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1326 Lượt xem

Di sản thừa kế đã được phân chia có thể bị khởi kiện yêu cầu chia lại không?

Sau khi bố mẹ tôi mất không để lại di chúc, anh em tôi quyết định chuyển hết di sản thừa kế của bố mẹ tôi cho tôi. Chúng tôi đã hoàn thành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, công chứng văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế và sang tên chuyển quyền sở hữu di sản. Vậy sau này anh tôi có thể khởi kiện yêu cầu chia lại di sản thừa kế không?

 

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi về việc khởi kiện yêu cầu chia lại di sản thừa kế đã phân chia? của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Di sản thừa kế đã được phân chia có thể bị khởi kiện yêu cầu chia lại không?

Có được khởi kiện lại phân chia di sản

Sau khi công chứng văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế thì văn bản này sẽ có giá trị pháp lý quy định tại Điều 6 Luật công chứng 2014:

“1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2.  Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3.  Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4.  Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.”

Theo quy định như trên các bên trong văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế có nghĩa vụ thực hiện theo như thỏa thuận. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, bạn có thể cung cấp văn bản này để làm chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Ngoài ra do bạn đã làm thủ tục sang tên chuyển quyền sở hữu đối với những di sản thừa kế cần phải đăng ký nên quyền sở hữu của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định tại điều 169 Bộ luật dân sự 2005:

“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2.  Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

3.  Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, nếu anh bạn không chứng minh được việc phân chia di sản thừa kế đã thực hiện trước đây có vi phạm quy định của pháp luật hoặc không phải là ý chí tự nguyện của các bên thì anh bạn không có quyền khởi kiện yêu cầu chia lại di sản thừa kế.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi