Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Dân phòng có được bắt xe không?
  • Thứ sáu, 22/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 143 Lượt xem

Dân phòng có được bắt xe không?

Đội dân phòng là tổ chức gồm những đối tượng tham gia phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự tại nơi cư trú.

Dân phòng là ai?

Lực lượng dân phòng là một trong những lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân.

Khoản 5 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 quy định về đối tượng này như sau: Đội dân phòng là tổ chức gồm những đối tượng tham gia phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự tại nơi cư trú.

Tại thôn phải thành lập đội dân phòng và đội này sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý (căn cứ khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Phòng cháy, chữa cháy 2013).

Theo đó, đối tượng được tham gia vào đội dân phòng là công dân từ 18 tuổi trở lên, thường xuyên có mặt tại nơi cư trú, có đầy đủ sức khoẻ thì có nghĩa vụ phải tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy tại nơi cư trú hoặc tại nơi làm việc nếu được yêu cầu (căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001).

Đội dân phòng sẽ có biên chế từ 10 – 20 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó. Nếu trên 20 người – 30 người thì được biên chế thêm 01 đội phó.

Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng và biên chế của các tổ này sẽ là từ 05 – 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó.

Dân phòng có chức năng nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của đội dân phòng là thực hiện chỉ huy chữa cháy tại nơi có cháy ở thôn mà lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp, trưởng thôn cũng vắng mặt.

Theo Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có quy định về nhiệm vụ của lực lượng dân phòng như sau: Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

– Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

– Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

– Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

Như vậy, đội dân phòng thực hiện những nhiệm vụ theo quy định như trên. Bên cạnh đó, đội dân phòng không được thực hiện các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 cụ thể như sau:

– Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

– Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

– Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân

– Báo cháy giả

+ Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ

– Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

– Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn

– Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

Phụ cấp dân phòng được quy định như thế nào?

Phụ cấp dân phòng được quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau, thành viên đội dân phòng được hưởng phụ cấp dân phòng:

– Khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy: 0,6 ngày lương tối thiểu vùng/ngày.

– Bị tai nạn, tổn hại sức khoẻ hoặc chết khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

– Nếu được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì còn được hưởng chế độ:

+ Chữa cháy dưới 02 giờ: Bồi dưỡng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

+ Chữa cháy từ 02 – 04 giờ: Bồi dưỡng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.

+ Chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc nhiều ngày: Cứ 04 giờ được bồi dưỡng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng.

+ Chữa cháy từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau: Tính gấp 02 lần mức hưởng bồi dưỡng ở trên.

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

Vùng II

4.160.000

Vùng III

3.640.000

Vùng IV

3.250.000

Do đó, căn cứ vào bảng về mức lương tối thiểu vùng nêu trên cùng ngày làm việc để tính cụ thể mức ngày lương tối thiểu vùng và phụ cấp, bồi dưỡng cho dân phòng.

Dân phòng có được bắt xe không?

Theo quy định của pháp luật về giao thông thì không có bất kì một quy định nào quy định rõ về quyền hạn của lực lượng dân phòng trong việc yêu cầu dừng phương tiện tham giao thông hay bắt xe của người tham gia vi phạm giao thông. Hiện hành,  Lực lượng dân phòng không  được trao quyền được dừng xe để kiểm tra mà chỉ có quyền cùng tham gia, hỗ trợ và báo cáo với lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông… nên dân phòng yêu cầu người dân khác dừng xe kiểm tra là hành vi lạm quyền và bất hợp phá, trái quy định của pháp luật. 

Hiện nay, Theo quy định của luật hiện hành thì những đối tượng sau được quyền dừng xe kiểm tra:

– Lực lượng cảnh sát giao thông

– Lực lượng cảnh sát khác và công an xã

Theo nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng Cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

– Thanh tra giao thông

– Lực lượng 141

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Dân phòng có được bắt xe không? . Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi