Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Công nhân bị buộc thôi việc khi đang điều trị ốm đau là đúng hay sai?
  • Thứ ba, 26/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1165 Lượt xem

Công nhân bị buộc thôi việc khi đang điều trị ốm đau là đúng hay sai?

Mẹ tôi phải mổ ruột thừa, bác sĩ cho nghỉ 16 ngày và mẹ tôi thông báo xin nghỉ làm đến công ty. Công ty cho mẹ tôi thôi việc có trái quy định của pháp luật không?

Câu hỏi:

Mẹ tôi đang làm việc cho công ty sản xuất bánh kẹo ở Ninh Thuận với hợp đồng lao động xác định thời hạn 03 năm từ 1/6/2020 đến tháng 8/ 2023 do mẹ tôi đau bụng, đi đến bệnh viện khám bác sĩ bảo mẹ tôi bị ruột thừa cần phải mổ gấp. Mẹ tôi đã thông báo đến công ty xin nghỉ 07 ngày. Sau khi ra viện bác sĩ bảo mẹ tôi nghỉ thêm 09 ngày nữa để ổn định sức khỏe. Lần này, khi mẹ tôi nộp giấy khám bệnh đến công ty thì công ty không chấp nhận và cho mẹ tôi thôi việc. Luật sư cho tôi hỏi, công ty làm như vậy là đúng hay sai? Mẹ tôi có được hưởng bảo hiểm ốm đau không?

Trả lời: 

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trra lời như sau:

Thứ nhất: Công ty cho mẹ bạn thôi việc là sai:

Căn cứ vào Điều 37 Bộ Luật lao động 2019 người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, trong trường hợp của mẹ bạn, mẹ bạn mổ ruột thừa, bác sĩ quy định mẹ bạn nghỉ tổng cộng 16 ngày, để sức khỏe có thể bình phục hoàn toàn. Mẹ bạn đã thông báo xin nghỉ đến công ty. Mẹ bạn đang điều trị ốm đau theo quyết định của bệnh viện, có lí do chính đáng, nên công ty không được thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với mẹ bạn. Việc công ty cho mẹ bạn thôi việc, khi mẹ bạn đang điều trị ốm đau là trái quy định của pháp luật.

Thứ hai: Mẹ bạn được hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau:

Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng chế độ ốm đau: “Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó”.

Do vậy, mẹ bạn nếu tiếp tục làm việc, mức hưởng chế ốm đau bằng 75% mức tiền lương của tháng mẹ bạn quay trở lại làm việc.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi