Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Con nuôi có được chia thừa kế không?
  • Thứ tư, 12/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1418 Lượt xem

Con nuôi có được chia thừa kế không?

Theo như quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam thì con nuôi cũng có đầy đủ quyền thừa kế như con ruột.

Câu hỏi 1:

Xin chào anh chị tư vấn luật. Mong các anh, chị tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: Cô tôi không có chồng, cô nuôi tôi từ khi mới sinh ra và nhập khẩu của cô với danh nghĩa là cháu ( tôi là cháu đích tôn của dòng họ). Sau đó cô nhận nuôi 2 người khác và nhập khẩu với danh nghĩa là con nuôi. Hiện tại chúng tôi ở chung một nhà và tôi thì muốn xây lại căn nhà đó do cô tôi đứng tên chủ sở hữu. Như vậy, xin cho tôi nếu cô tôi qua đời mà không có di chúc thì tôi có được quyền lợi gì trong căn nhà đó không? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Luật Hoàng Phi, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì ngôi nhà đó do cô bạn đứng tên chủ sở hữu, căn cứ quy định tại Điều 205 và Điều 206 Bộ luật dân sự 2015

Con nuôi có được chia thừa kế không?Con nuôi có được chia thừa kế không?

“Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị”.

Và Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng”

“1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Như vậy, ngôi nhà đứng tên chủ sở hữu cô bạn nên chỉ cô của bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó, việc đăng ký tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý về mặt hành chính. Sau khi cô của bạn mất tài sản của cô bạn sẽ được định đoạt theo 2 cách: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu cô của bạn không để lại di chúc thì tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Về việc thừa kế theo pháp luật, căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Như vậy, căn cứ xác định người thừa kế theo pháp luật là quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng; theo đó con nuôi của cô bạn là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất, còn bạn là cháu ruột là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ ba.

Do đó, nếu cô bạn chết mà không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật, theo đó sẽ chia cho hàng thừa kế thứ nhất là 2 người con nuôi và bạn chỉ được chia thừa kế nếu không có ai hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ 1 và thứ 2 do đã chết hay không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Câu hỏi 2

Năm 1972 cha, mẹ tôi đưa gia đình đến sinh sống tại Ninh Sơn, Ninh Thuận; được chính quyền cấp lô gia cư là 600 m3 để ở. Nay Ba mẹ tôi mất không để lại di chúc, ba mẹ gồm có 2 người con ruột là anh trai tôi, tôi, một người con nữa là con nuôi do bố mẹ tôi cưu mang từ bé. Vậy tôi muốn hỏi mảnh đất được phân chia thừa kế như thế nào? Anh trai tôi là con trai cả, có được chia nhiều đất hơn hay không? Còn người con nuôi có được hưởng thừa kế hay không?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự. Với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Vấn đề thứ nhất là về việc chia di sản thừa kế như thế nào?

Trường hợp của bạn đó là việc chia di sản thừa kế là mảnh đất của bố mẹ bạn, tuy nhiên, bố mẹ bạn lại không để lại di chúc, Theo quy định của pháp luật thừa kế thì trong trường hợp này di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật, được gọi là Thừa kế theo pháp luật, được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản:”.

Như vậy, di sản thừa kế của bố mẹ bạn sẽ được chia thành những phần bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau đó, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản hoặc đã chết, bị truất quyền hưởng di sản thì di sản thừa kế mới được chia cho những người thuộc hàng thừa kế sau. Luật dân sự đã quy định “ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau“, cho nên bạn và anh bạn cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên đều được chia phần di sản bằng nhau, không có sự thiên vị giữa con trai và con gái.

 Con nuôi có được chia thừa kế không?

Con nuôi có được chia thừa kế không?

Vấn đề thứ hai đó là: Người con nuôi của bố mẹ bạn có được hưởng thừa kế hay không? Theo quy định của Luật Con nuôi năm 2010 thì: Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Như vậy thì việc nhận con nuôi đã xác lập quan hệ Bố,mẹ với con theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định:

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Như vậy, con nuôi đầy đủ quyền, nghĩa vụ với cha, mẹ và cha mẹ cũng có quyền, nghĩa vụ với con nuôi trong các quan hệ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình, điều 653 Luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định con nuôi được hưởng di sản thừa kế của Bố mẹ nuôi. Vì vậy, trong trường hợp của bạn, người con nuôi vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ bạn theo quy định của pháp luật và hưởng phần di sản bằng với phần di sản của con đẻ do cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi