Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Con có được hưởng thừa kế từ ông bà nội khi bố mất trước ông bà nội không?
  • Thứ hai, 25/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1516 Lượt xem

Con có được hưởng thừa kế từ ông bà nội khi bố mất trước ông bà nội không?

Bà tôi mất có để lại một căn nhà 100m2 không có di chúc. Bố tôi mất trước bà tôi. Tôi xin hỏi gia đình tôi có được chia thừa kế không?

 

Câu hỏi:

Ông bà tôi có 3 người con trong đó bố tôi là con trai cả. Ông nội tôi đã mất cách đây 10 năm còn bà nội tôi vừa mất tuần trước. Bố tôi đã mất cách đây 6 năm. Ông tôi mất có để lại một căn nhà 100m2 không có di chúc. Gia đình tôi hiện tại có mẹ, tôi là em gái và anh trai. Vậy tôi xin hỏi theo pháp luật thì những ai sẽ được thừa kế tài sản của ông bà tôi và gia đình tôi có được chia thừa kế không?

Trả lời:

Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Vì khi mất bà nội bạn không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ theo điều 676 Bộ luật dân sự, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, ở hàng thừa kế thứ nhất, 2 người con của ông bà bạn vẫn còn sống nên di sản thừa kế sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất là những người con đẻ của ông bà bạn. Vì bố bạn mất trước bà bạn thì sẽ căn cứ theo quy định tại điều 667 Bộ luật dân sự quy định như sau:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Có thể thấy, vì bố bạn (con của người để lại di sản) chết trước bà bạn (người để lại di sản) nên cả bạn và anh trai (cháu) được hưởng phần di sản mà bố bạn được hưởng nếu còn sống.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Luật sư có được nhận hứa thưởng không?

Luật sư không được nhận hứa thưởng, không được ký hợp đồng với khách hàng trong đó có điều khoản hứa thưởng vì đây là trường hợp vi phạm điều cấm của Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật...

Luật sư có được xăm hình, nhuộm tóc không?

Xăm hình, nhuộm tóc không phải là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Luật sư. Việc xăm hình, nhuộm tóc không ảnh hưởng đối với những người làm và hành nghề...

Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm...

Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Luật sư sẽ là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào...

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi