Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cố tình làm hỏng đồ thì có được bảo hành hay không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2003 Lượt xem

Cố tình làm hỏng đồ thì có được bảo hành hay không?

Một bên cố ý làm cho vật đã mua bị hỏng để yêu cầu bên bán bảo hành thì xử lý như thế nào

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi Luật sư câu hỏi như sau: Tôi có bán một chiếc tivi cho khách hàng và thỏa thuận nếu tivi chất lượng kém do lỗi nhà sản xuất thì tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Tuy nhiên, khi khách hàng mang tivi đến bảo hành thì tôi phát hiện có dấu hiệu cố ý cậy phá làm cho tivi hư hỏng chứ không phải lỗi do nhà sản xuất. Tôi đã không bảo hành chiếc tivi đó. Nhưng tôi chưa biết căn cứ pháp luật quy định ở đâu, Luật sư có thể tư vấn giúp tôi không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 284 Bộ Luật Dân sự 2015 về Thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện:

“1. Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

2. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này.

Cố tình làm hỏng đồ thì có được bảo hành hay không?

Cố tình làm hỏng đồ thì có được bảo hành hay không?

Qua điều luật trên chúng ta có thể thấy “Điều kiện” được hiểu là điều phụ thuộc bắt buộc phải có trong một sự cam kết để định đoạt . Hay có thể hiểu điều kiện là các sự kiện khách quan có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai. Theo nội dung của Điều luật thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ khi điều kiện xuất hiện. Ngược lại nếu điều kiện không xuất hiện thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ. Điều kiện có thể được dự liệu bởi các trường hợp sau:

Do các bên trong quan hệ nghĩa vụ thỏa thuận: Điều kiện được các bên thỏa thuận có thể mang tính khách quan; Ví dụ, Công ty bảo hiểm A và chủ tàu biển B ký hợp đồng bảo hiểm cho con tàu của chủ tàu B. Trong Hợp đồng bảo hiểm các bên thỏa thuận Công ty bảo hiểm A chỉ phải chi trả bảo hiểm cho tàu biển của khách hàng khi tàu bị chìm do các nguyên nhân tự nhiên bão, gió, lốc… Điều kiện được các bên thỏa thuận cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, nhưng không phụ thuộc vào các chủ thể.

Ví dụ, Công ty bảo vệ D ký hợp đồng với Ban Quản trị nhà chung cư E. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận, Công ty bảo vệ D chỉ phải bồi thường thiệt hại cho chủ tài sản khi tài sản bị mất trộm là do lỗi bất cẩn của nhân viên bảo vệ.

Do pháp luật quy định: trong một số trường hợp pháp luật dự liệu các điều kiện để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện, chẳng hạn khoản 3 Điều 30 BLDS quy định: “Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử…”. Như vậy, nghĩa vụ khai sinh và khai tử của bố, mẹ của đứa trẻ chỉ phải thực hiện khi gắn với điều kiện đứa trẻ sống được từ trên 24 giờ đồng hồ. Nếu như đứa trẻ sống dưới 24 tiếng đồng hồ thì cha, mẹ đứa trẻ không phải đăng ký khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Tại khoản 2 của Điều luật cũng đưa ra dự liệu trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên (dẫn đến gây bất lợi cho bên còn lại) thì xem xét áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật, cụ thể:

Trong thực hiện nghĩa vụ có điều kiện mà có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra. Ví dụ, trong bảo hành bên bán phải sửa chữa nếu hàng mua bị hư hỏng do chất lượng kém. Tuy nhiên bên mua cố ý sử dụng làm cho hàng đã mua bị hỏng để đổi hàng mới. Trường hợp này do bên có quyền được bảo hành cố ý tác động để điều kiện bảo hành xảy ra, vì vậy được coi là điều kiện không xảy ra, cho nên bên bảo hành không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành.

Trường hợp một bên trực tiếp hoặc gián tiếp cố ý làm cho điều kiện không xảy ra thì coi như điều kiện đó đã xảy ra, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ví dụ, A bán hàng trả chậm cho B, các bên thỏa thuận khi nào B bán được hàng thì phải trả tiền mua. B không bán mà đổi hàng cho C lấy hàng khác. Trường hợp này được coi là B đã bán được hàng, nên phải trả tiền mua hàng cho A.

Như vậy, việc thực hiện bảo hành của bạn đó là một nghĩa vụ dân sự có điều kiện, được điều chỉnh theo quy định tại điều 284 Bộ luật Dân sự 2015 như trên. Theo quy định này thì bạn chỉ phải bảo hành tivi cho khách hàng khi điều kiện thực hiện nghĩa vụ xảy ra đó là tivi hư hỏng do lỗi nhà sản xuất. Nếu khách hàng cố ý làm cho tivi hư hỏng thì coi như điều kiện của nghĩa vụ bảo hành không xảy ra và bạn không cần bảo hành cho chiếc tivi đó.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi