Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có quyền đòi di sản thừa kế từ người chồng đã chết không?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 995 Lượt xem

Có quyền đòi di sản thừa kế từ người chồng đã chết không?

Chào luật sư Hoàng Phi. Tôi tên là Phạm Ngọc Lan. Tôi xin trình bày với luật sư một sự việc như sau:Vợ chồng tôi có hai người con. Đầu năm 2016, chồng tôi cùng con trai cả bị mất trong một lần đi tham quan du lịch ở Bình Thuận. Con trai cả tôi mới kết hôn và chưa có con

 

Câu hỏi :

Chào luật sư Hoàng Phi. Tôi tên là Phạm Ngọc Lan. Tôi xin trình bày với luật sư một sự việc như sau:Vợ chồng tôi có hai người con. Đầu năm 2016, chồng tôi cùng con trai cả bị mất trong một lần đi tham quan du lịch ở Bình Thuận. Con trai cả tôi mới kết hôn và chưa có con. Trước đây, vợ chồng tôi có cho hai vợ chồng của người con trai cả một căn hộ để ở. Còn vợ chồng tôi và đứa con út thì sinh sống ở một ngôi nhà khác thuộc quyền sở hữu của vợ chồng tôi. Vì căn nhà của vợ chồng tôi ở mặt phố nên con dâu của tôi yêu cầu tôi và đứa con út phải dành một phần căn nhà ra để nó kinh doanh, coi như phần thừa kế mà con trai cả tôi được hưởng của chồng tôi để lại. Chúng tôi rất là bất bình và tức giận với thái độ đó của con dâu. Vậy tôi muốn hỏi luật sư là chúng tôi có phải chia một phần căn nhà theo yêu cầu của con dâu tôi không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bác, chúng tôi xin tư vấn như sau: 

Trong thực tế, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhạu cùng chết trong một tai nạn làm chết nhiều người (đắm tàu, tai nạn máy bay, xe lửa, động đất, v…v…), việc xác định ngươi nào chết trước, người nào chết sau có ý nghĩa quan trọng, vì người chết sau là người thừa kế di sản của người chết trước. Như vậy, trong trường hợp đã nêu ở trên nếu xác định được người anh trai chết sau người cha, thì người anh trai được hưởng thừa kế di sản của người cha để lại. Nhưng nếu không có đủ căn cứ để xác định ai chết trước, ai chết sau, trường hợp này được gọi là chết trong cùng một thời điểm đã được quy định tại Điều 641 Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 641. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này.”

Theo quy định này, người chồng và con trai cả của bác là những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết vào cùng một thời điểm và người con trai cả chưa có con để được thừa kế thế vị, như vậy, chồng và con trai cả không ai được thừa kế di sản của ai và di sản của người nào được chuyển cho ngưòi thừa kế của ngưòi đó được hưởng.

Di sản của chồng bác được xác định là 1/2 giá trị căn nhà thuộc quyển sở hữu chung của cả hai vợ chồng bác và sẽ được chia cho bác và người con út (nếu ông nội, bà nội của hai anh em không còn sông). Di sản của con trai cả được xác định là 1/2 giá trị căn hộ mà cha mẹ đã cho hai vợ chồng khi người con trai cả lấy vợ và sẽ được chia cho vợ của người con trai cả và người mẹ. Chính vì vậy, người con dâu không có quyền đòi phần di sản của cha chồng khi cha chồng và người chồng chết cùng thòi điểm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bác có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao?

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây cua chúng...

Khai khống vốn điều lệ có bị xử phạt không?

Khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng theo quy định tại Điều 47 Nghị định...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi