Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?
  • Thứ tư, 12/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4112 Lượt xem

Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?

Cơ quan thường trực là gì?

Cơ quan thường trực là một cơ quan hoặc tổ chức được thành lập để giám sát và phản ứng với các sự kiện khẩn cấp hoặc tình huống bất thường mà có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động chính trị, an ninh, quốc phòng hoặc kinh tế.

Các cơ quan thường trực thường được thành lập và quản lý bởi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo sự chuẩn bị sẵn sàng và phản ứng nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Các nhiệm vụ của cơ quan thường trực có thể bao gồm việc cảnh báo và giám sát các sự kiện, triển khai các kế hoạch phản ứng, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các tổ chức khác và đưa ra các quyết định quan trọng trong tình huống khẩn cấp.

Chức năng của Quốc hội

Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn về chức năng của Quốc hội trên ba phương diện: Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

– Về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp: Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp, trong đó quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”.

– Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội chỉ quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước; quyết định đại xá,…

– Về giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đây là hoạt động mang tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri và là một trong những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Vị trí pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Cùng với sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh lấn sân, chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó.

Để tăng cường quan hệ phối hợp trong việc thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

Theo đó, sự phối hợp, kiểm soát hoạt động của Quốc hội cũng được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này, theo hướng việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không chỉ riêng Quốc hội thực hiện mà còn dựa trên ý kiến đề nghị của “Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội”.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được quy định như thế nào?

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Quốc hội có cơ cấu tổ chức bao gồm:

– Lãnh đạo Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc Hội;

– Ủy ban thường vụ Quốc hội;

– Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;

– Đoàn đại biểu Quốc hội;

– Tổng thư ký Quốc hội;

– Văn phòng quốc hội;

– Các cơ quan thuộc ủy ban thường vụ quốc hội.

Đây là các cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hội đồng Dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ quan thường trực của Quốc hội

Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào? Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.

Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ.

Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội

– Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

– Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.

– Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.

– Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.

– Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.

– Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi