Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có phải tất cả những người có tên trong di chúc đều được hưởng di sản thừa kế?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1797 Lượt xem

Có phải tất cả những người có tên trong di chúc đều được hưởng di sản thừa kế?

Ông Phúc và bà Hạnh có hai người con trai đều đã trưởng thành. Anh con trai cả là Hoàng đang đi công.tác ở nước ngoài, thỉnh thoảng mới vể thăm nhà. Bô’ mẹ mât, người em trai là Thái viết thư gọi người anh vể để chịu tang bố mẹ. Lúc này, Thái đưa ra một bản di chúc của bố mẹ để lại toàn bộ di sản cho mình.

 Câu hỏi :

Ông Phúc và bà Hạnh có hai người con trai đều đã trưởng thành. Anh con trai cả là Hoàng đang đi công tác ở nước ngoài, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Bố mẹ mất, người em trai là Thái viết thư gọi người anh về để chịu tang bố mẹ. Lúc này, Thái đưa ra một bản di chúc của bố mẹ để lại toàn bộ di sản cho mình. Được hàng xóm cho biết, khi bố mẹ ốm đau, Thái không chăm sóc và thường xuyên lấy tài sản của bố mẹ đi bán lấy tiền tiêu xài. Bố mẹ can ngăn và Thái giả vờ sửa đổi. Thái còn mạo thư của anh trai và nói với bố mẹ là anh trai đã định cư ở nước ngoài không về. Vì vậy, ông Phúc và bà Hạnh đã đồng ý viết di chúc cho Thái được hưởng thừa kế, anh Hoàng cùng hai họ nội ngoại rất bất bình. Vậy, có phải trường hợp nào người được chỉ định trong di chúc đều được hưởng thừa kế hay không?

Trả lời:

Cảm ợn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khi người để lại di sản chết, di sản sẽ được chuyển cho người thừa kế theo di chúc theo đúng ý nguyện của người để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật. Nhưng để bảo đảm sự công bằng trong quyền hưởng thừa kế, pháp luật cũng quy định một số hạn chế đối với người thừa kế. Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định những trường hợp không được hưởng thừa kế.

Khác với trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản, người không được quyền hưởng di sản là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật bị tước quyền hưởng di sản vì họ không còn xứng đáng được quyền thừa kế. Đó là những trường hợp sau đây:

1.  Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người để lại di sản là cố ý giết người để lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người để lại di sản. Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ hoặc đầy đoạ người để lại di sản về thể xác, tinh thần. Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, xỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản. Người thừa kế có những hành vi nói trên đã bị kết án theo quy định của Bộ luật hình sự, dù đã được xóa án cũng không có quyền hưởng di sản của người đã chết.

2.  Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thông thường theo quan hệ huyết thống như: nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con cái, giữa ông, bà và cháu, giữa anh, chị, em với nhau, nếu có khả năng nuôi dưỡng, mà không thực hiện nuôi dưỡng, làm cho người để lại di sản lâm vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, hoặc nguy hiểm đến tính mạng, thì không có quyền hưởng di sản của người để lại di sản.

3.  Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng. Trường hợp này có thể hiểu là người thừa kế đã có hành vi cố ý giết người thừa kế khác, và đã bị xử phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.

4.  Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cấm người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái ý chí của người để lại di sản. Những người có hành vi này xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản khi còn sống, xâm phạm đến quyền thừa kế theo di chúc của người khác, do đó pháp luật quy định họ không được hưởng di sản của người chết.

Trong trường hợp nói trên, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn lập di chúc cho họ hưởng di sản, thì họ vẫn được hưởng di sản căn cứ theo di chúc. Quy định này dựa trên cơ sở pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản. Tuy nhiên, người thừa kế khi có những hành vi đã được quy định tại khoản 1 Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 là không có quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật vẫn được hưởng di sản cần phải dựa trên những điều kiện sau:

–    Người để lại di sản biết người thừa kế đã thực hiện những hành vi nói trên;

–    Người để lại di sản vẫn thể hiện ý chí bằng cách lập di chúc cho người thừa kế đó được hưởng di sản. Nếu di chúc đã lập trước khi người thừa kế thực hiện những hành vi nói trên, thì người đã lập di chúc cũng phải thể hiện bằng văn bản về việc vẫn cho người thừa kế hưởng di sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi