Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có phải chu cấp cho con riêng của vợ sau khi ly hôn không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3132 Lượt xem

Có phải chu cấp cho con riêng của vợ sau khi ly hôn không?

Tôi hiện đang muốn ly hôn với vợ của tôi, tôi đã tái hôn lần thứ hai và vợ tôi có một đứa con riêng năm nay 3 tuổi, vậy sau khi ly hôn tôi có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó không?

Câu hỏi:

Xin chào tổng đài tư vấn Luật, tôi có một vấn đề muốn nhận được sự tư vấn như sau: tôi đã tái hôn lần thứ hai, lần này tôi tái hôn với một người đã có con riêng, cháu bé được 3 tuổi, hiện đã được 1 năm nhưng chúng tôi cảm thấy không hòa hợp trong vấn đề hôn nhân, thường xuyên xảy ra cãi vã, tôi cảm thấy chúng tôi không nên tiếp tục nên có ý định ly hôn. Tuy nhiên có một vấn đề tôi thắc mắc đó là sau khi ly hôn tôi có phải thực hiện trợ cấp hay cấp dưỡng cho con riêng của vợ hay không? vì tôi vẫn còn đang phải cấp dưỡng cho con của tôi với vợ cũ. Xin hãy tư vấn giúp tôi!

>>>>>> Tìm hiểu chi tiết: Thủ tục ly hôn

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Có phải chu cấp cho con riêng của vợ sau khi ly hôn không?

Có phải chu cấp cho con riêng của vợ sau khi ly hôn không?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Theo đó, thì thường khi ly hôn, cha, mẹ sẽ phải thực hiện cấp dưỡng cho con khi mà không trực tiếp nuôi dưỡng con, Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Về vấn đề của bạn thì bạn đang phân vân rằng, con riêng của vợ bạn (không có quan hệ huyết thống với bạn) thì sau khi ly hôn bạn có phải cấp dưỡng cho đứa trẻ đó hay không?, dựa vào quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sẽ có đáp án cho vấn đề này như sau:

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”

Có thể nói, nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa quan hệ cha, mẹ và con, quan hệ này được thể hiện trên nền tảng huyết thống (tự nhiên) hoặc pháp lý (như nhận con nuôi), còn con riêng của vợ không có quan hệ huyết thống với bạn cũng như bạn chưa nhận người con đó là con nuôi cho nên bạn không cần phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ nếu như hai bạn ly hôn, bởi thực chất bạn đang cấp dưỡng cho con ruột mình, và người bố (có quan hệ huyết thống với con riêng của vợ bạn) cũng đang thực hiện cấp dưỡng cho đứa trẻ đó. Do vậy, bạn không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ sau khi ly hôn.

>>>>> Tìm hiểu chi tiết: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao?

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây cua chúng...

Khai khống vốn điều lệ có bị xử phạt không?

Khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng theo quy định tại Điều 47 Nghị định...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi