Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được thừa kế thế vị tài sản theo di chúc của người để lại di sản thừa kế không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4478 Lượt xem

Có được thừa kế thế vị tài sản theo di chúc của người để lại di sản thừa kế không?

Một người viết di chúc chia căn nhà và quyền sử dụng đất của mình, trong đó người con được hưởng thừa kế phần căn nhà với diện tích 50m2. Nhưng người con đã mất trước người cha. Cháu có được hưởng không?

Câu hỏi:

Một người viết di chúc chia căn nhà và quyền sử dụng đất của mình, trong đó người con được hưởng thừa kế phần căn nhà với diện tích 50m2. Nhưng người con đã mất trước người cha. Vậy, người cháu có được thay thế người con nhận căn nhà theo di chúc mà người cha (tức ông nội của người cháu) để lại hay không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về nguyên tắc, thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015  về thừa kế thế vị:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo quy định của pháp luật thì thừa kế thế vị chỉ được đặt ra đối với phần di sản được chia theo quy định của pháp luật, không áp dụng đối với phần di sản được định đoạt theo di chúc. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2015người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế...”.cụ thể:

Điều 646. Di tặng

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Như vậy trong trường hợp trên, người ông nội đã viết di chúc để định đoạt tài sản của mình, trong đó phần của người cha được hưởng là căn nhà 50m2, nhưng người cha chỉ được nhận căn nhà này nếu còn sống khi ông nội mất.

Người cháu không có quyền thừa kế thế vị thay thế người cha hưởng thừa kế theo di chúc của ông nội. Căn nhà này sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kê của ông nội.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (38 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi