Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được ly hôn khi chồng vắng mặt tại Tòa không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2118 Lượt xem

Có được ly hôn khi chồng vắng mặt tại Tòa không?

Tôi viết đơn xin ly hôn gửi tới Tòa án để giải quyết. Khi Tòa triệu tập thì chồng tôi không tới. Vậy tôi có được ly hôn khi mà chồng tôi vắng mặt tại Tòa không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Thị Huyền, quê ở Thanh Hóa, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi sinh năm 1992 và chồng tôi sinh năm 1987. Chúng tôi kết hôn năm 2011 và hiện nay đã có với nhau 1 con trai sinh năm 2012. Hiện tôi đang làm công nhân tại quận Thủ Đức, còn chồng tôi làm công nhân tại quận 9 TP Hồ Chí Minh. Đến tháng 9 /2016 chúng tôi cùng tạm trú tại quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh.

Từ cuối năm 2014 đến tháng 9/2016 chồng tôi đi làm thường xuyên không đem tiền về nhà. Hết giờ làm anh ta còn đi chơi qua đêm không về (1 tháng về nhà chỉ 1-2 lần). Vì vấn đề này, chúng tôi thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã nhau và hiện không còn tình cảm với nhau. Không chỉ vậy, anh ta còn hay đập phá đồ đạc của tôi, và mắng nhiếc tôi nhiều lần vì thế tôi phải chuyển chỗ ở về huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).

Đầu tháng 9/2016 tôi làm đơn gửi Tòa án nhân dân quận Thủ Đức yêu cầu ly hôn. Sau đó, Tòa đã gửi giấy triệu tập cho vợ chồng tôi và tôi đã đến làm việc 1 lần, nhưng chồng tôi kiên quyết không đến (vì anh ta nói: tôi và anh ta không còn tình cảm tôi muốn làm gì thì làm, anh ta không quan tâm. Tòa án nhân dân quận Thủ Đức giải thích với tôi rằng nếu chồng tôi không đến thì giải quyết sẽ rất lâu và có thể không thể giải quyết được.

Vậy tôi muốn là trong trường hợp nếu chồng tôi không có mặt tại tòa thì có giải quyết ly hôn được không? Và tôi phải làm gì để chấm dứt cuộc hôn nhân đau khổ này.

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ vào những gì bạn trình bày, chúng tôi xin được khái quát vấn đề như sau:

Có được ly hôn khi chồng vắng mặt tại Tòa không?

Bạn và chồng bạn kết hôn vào năm 2011 và đến năm 2012 thì có với nhau một bé trai. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, từ năm 2014 đến tháng 9/2016 chồng bạn đi làm thường xuyên không mang tiền về nhà, phụ giúp kinh tế cho gia đình. Có những hôm sau khi tan làm, anh ta đi chơi thâu đêm không về, 1 tháng chỉ về nhà được 1 đến 2 lần. Chính vì điều này dẫn tới mẫu thuận giữa hai vợ chồng phát sinh và cãi vã. Không chỉ vậy, anh ta còn có hành vi đập phá đồ đạc của bạn, mắng nhiếc bạn khiến bạn không thể sống chung được và phải chuyển sang ở nơi khác. Nay bạn muốn ly hôn, đã nộp đơn ra Tòa nhưng khi Tòa yêu cầu 2 vợ chồng có mặt để giải quyết thì chồng bạn không tới. Do đó, Tòa nói rằng vụ việc khó giải quyết và có thể không giải quyết thủ tục ly hôn cho bạn.

Trường hợp này, Tòa có thể giải quyết việc ly hôn cho bạn theo thủ tục ly hôn khi một bên vắng mặt.

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

Như vậy, theo quy định trên trường hợp khi Tòa triệu tập xét xử lần đầu tiên nếu chồng bạn vắng mặt thì Tòa sẽ hoãn phiên tòa. Căn cứ về thời hạn hoãn phiên tòa được quy định tại Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 233. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa

1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

2. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

d) Lý do của việc hoãn phiên tòa;

đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

3. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

4. Trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Khi Tòa đã triệu tập đương sự đến lần thứ 2, nhưng bị đơn (chồng bạn) vắng mặt mà không viết đơn đề nghị vắng mặt với lý do chính đáng như sự kiện bất khả kháng hoặc gặp trở ngại khách quan thì Tòa vẫn sẽ giải quyết việc ly hôn trong trường hợp chồng bạn vắng mặt.

Do vậy, trường hợp của bạn, khi Tòa đã triệu tập đến lần thứ 2 mà chồng bạn vẫn vắng mặt thì Tòa vẫn sẽ giải quyết việc ly hôn cho bạn và xét xử theo thủ tục một bên vắng mặt.

>>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi