Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Có được giữ giấy tờ tùy thân của người lao động không?
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2196 Lượt xem

Có được giữ giấy tờ tùy thân của người lao động không?

Giám đốc doanh nghiệp yêu cầu nộp giấy khai sinh gốc khi giao kết hợp đồng lao động có trái với quy định của pháp luật không?

Câu hỏi:

Tôi là Hoàng Hải Yến, năm nay 21 tuổi. Vừa qua tối có kí hợp đồng lao động thời vụ 12 tháng với doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ thì Giám đốc doanh nghiệp yêu cầu tôi phải nộp Giấy khai sinh gốc. Nếu không nộp sẽ không nhận tôi vào làm việc. Do vậy khi giao kết hợp đồng tôi đã nộp cả giấy khai sinh gốc trong hồ sơ. Luật sư cho tôi  hỏi, doanh nghiệp giữ giấy khai sinh gốc của tôi có trái pháp luật không?

Trả lời: 

Với câu  hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác của công dân như để đăng ký hộ khẩu, làm thẻ bảo hiểm y tế, đi học, làm Chứng minh nhân dân…

Khi làm hồ sơ, thủ tục cần có giấy khai sinh thì đó là bản sao giấy khai sinh được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền “bản sao đúng với bản chính”.

Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy theo quy định khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Giám đốc doanh nghiệp yêu cầu bạn nộp hồ sơ phải có giấy khai sinh gốc là trái với quy định của pháp luật. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động còn là hành vi bị nghiêm cấm đối  với người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân thì bị xử phạt vi phạt hành chính theo Khoản 2  Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn và chú bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi