Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội theo pháp luật hiện hành 
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1051 Lượt xem

Cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội theo pháp luật hiện hành 

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thương lượng được nhìn nhận và sử dụng như là bước đầu tiên trong hệ cơ chế thoả thuận và có thể được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, chừng nào có thể.

Cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội theo pháp luật hiện hành bao gồm: 

Cơ chế thoả thuận 

Cơ chế thoả thuận được hiểu là những hình thức và biện pháp trong đó, các bên tranh chấp tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua việc thoả thuận với nhau trên cơ sở sử dụng các giải pháp thương lượng hoặc giải pháp hỗ trợ thoả thuận như hoà giải, trọng tài. 

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thương lượng được nhìn nhận và sử dụng như là bước đầu tiên trong hệ cơ chế thoả thuận và có thể được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, chừng nào có thể. Nó tạo nên cơ hội đầu tiên và cao nhất cho các bên sử dụng quyền năng tự định đoạt của mình.

Điều đó cho thấy rằng, thương lượng là phương thức mang tính xã hội sâu sắc, phù hợp với việc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội. Đối với tranh chấp an sinh xã hội, một trong những loại tranh chấp mang tính xã hội rõ rệt, việc giải quyết thông qua cơ chế thoả thuận mà biểu hiện việc sử dụng giải pháp thương lượng là một vấn đề mang tính truyền thống và cần được khuyến khích.

Vì vậy, trong các quy định của pháp luật an sinh xã hội, mà trực tiếp là trong các quy định về giải quyết tranh chấp an sinh xã hội, thương lượng giữa hai bên tranh chấp là phương thức giải quyết được quy định trước tiên.

Chỉ khi nào không thể giải quyết được (do một trong các bên từ chối hoặc do các bên đã giải quyết nhưng không thể đạt được thoả thuận) thì mới sử dụng đến các biện pháp khác. 

Tuy nhiên, cơ chế thoả thuận nói trên mới chỉ được quy định áp dụng đối với các tranh chấp bảo hiểm xã hội, cụ thể là các tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc hoặc giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Các tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Bộ luật lao động.

Việc giải quyết các tranh chấp về ưu đãi xã hội, bảo hiểm y tế hiện chưa áp dụng giải pháp thương lượng như là một cơ chế pháp lý mà chủ yếu dựa trên các quy định của cơ chế khiếu nại hành chính. Điều đó là chưa hoàn toàn phù hợp với bản chất của mối quan hệ phát sinh tranh chấp. 

Tuy nhiên, về khía cạnh khoa học, Nhà nước không hạn chế hay ngăn cấm các bên tranh chấp sử dụng giải pháp thương lượng trước khi sử dụng các giải pháp khác. 

Hạn chế lớn nhất của cơ chế thoả thuận qua thương lượng hay hoà giải ngoài tố tụng là tính thiếu hiệu quả do ý thức tự nguyện và kỹ năng của các bên còn thấp cũng như thiếu sự hỗ trợ từ Nhà nước để buộc thi hành các thoả thuận hợp pháp. Do đó, cơ chế này chưa được coi trọng và sử dụng rộng rãi, triệt để. 

Cơ chế khiếu nại 

Từ trước, các quy định về an sinh xã hội được coi là bộ phân của luật lao động và luật lao động đã từng bị coi như là sự bổ sung cho luật hành chính. Do đó, cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại được sử dụng như là một biện pháp có tính phổ biến.

Cơ quan quản lý và sử dụng lao động có toàn quyền ra mệnh lệnh đồng thời là người giải quyết các vấn đề liên quan tới người lao động, trong đó có cả các khiếu nại, tố cáo liên quan tới chế độ của họ. 

Thực ra, về mặt khoa học, việc giải quyết khiếu nại của đơn vị sử dụng lao động như cách làm trước đây cũng không có gì là sai.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở chỗ đơn vị sử dụng lao động không chỉ giải quyết các khiếu nại hay các tranh chấp lao động mà còn có thẩm quyền giải quyết cả các khiếu nại, tranh chấp về an sinh xã hội. Cách tổ chức như vậy, là chưa bảo đảm tính khoa học.

Lý giải cho hiện tượng này, có quan điểm cho rằng, sở dĩ có tình trạng như vậy là do thời kỳ trước đây Nhà nước sử dụng người lao động chủ yếu với tư cách “công nhân, viên chức nhà nước”.

Do đó, các Cơ quan, xí nghiệp nhà nước (doanh nghiệp cũng như cơ quan hành chính sự nghiệp) đều có thẩm quyền như nhau trong phạm vi liên hệ bởi vì đều là “thay mặt Nhà nước” trong công việc quản lý và triển khai công tác. 

Với sự chuyển biến của nền kinh tế-xã hội, sự phát triển của khoa học pháp lý, đặc biệt là khoa học chế định pháp luật, việc điều chỉnh pháp luật đã có những thay đổi căn bản.

Vì thế, ở mỗi lĩnh vực, Nhà nước đều có sự nghiên cứu nhằm quy định những cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh, trong đó có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia các quan hệ xã hội mà luật pháp của lĩnh vực đó điều chỉnh.

Trong lĩnh vực an sinh xã hội cũng đã dần dần hình thành các cơ chế giải quyết thích hợp cho từng loại tranh chấp. 

Theo các quy định của pháp luật, trong hầu hết các chế độ an sinh xã hội Nhà nước đều sử dụng cơ chế khiếu nại để giải quyết các bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các chế độ an sinh xã hội đó. 

– Giải quyết các khiếu nại về bảo hiểm y tế: 

Theo các quy định về bảo hiểm y tế, khi xảy ra khiếu kiện về bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất sự việc sẽ do cơ quan bảo hiểm y tế các cấp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trước đây, pháp luật cũng đã quy định rằng các “tranh chấp về bảo hiểm y tế do cơ quan quản lý bảo hiểm y tế giải quyết”.

Nếu so sánh quy định cũ tại Điều lệ bảo hiểm y tế năm 1992 với quy định về bảo hiểm y tế năm 1998, thì có thể thấy rằng tại Điều lệ bảo hiểm y tế 1998 đã thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng cởi mở hơn.

Trong các quy định về bảo hiểm xã hội, việc giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế khiếu nại cũng được sử dụng. Pháp luật quy định: “Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động hoặc người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo Điều lệ bảo hiểm xã hội”.

Nhưng cho tới thời điểm này chưa có văn bản nào quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về bảo hiểm xã hội.

Tại Điều (5.11) của bản Quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 606-TTg ngày 26 tháng 9 năm 1995 có quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của bảo hiểm xã hội Việt Nam là “giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm xã hội về việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội” nhưng không chỉ rõ quy trình giải quyết. 

Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008, việc giải quyết khiếu nại bảo hiểm y tế đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính được tiến hành theo quy định của pháp luật khiếu nại.

Việc giải quyết đó sẽ do các cơ quan có thẩm quyền, chủ yếu mang tính chuyên ngành giải quyết. 

– Giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội: 

Tương tự như vậy, tại Điều 46 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 cũng quy định: “Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động hoặc người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo Điều lệ bảo hiểm xã hội”.

Tại Điều 41 Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 cũng quy định: “Khi xảy ra tranh chấp giữa quân nhân, công an nhân dân hoặc Thủ trưởng đơn vị quân đội, công an với cơ quan bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo Điều lệ bảo hiểm xã hội”. 

Nhưng cơ chế giải quyết cụ thể chưa được quy định trong các văn bản đó cũng như chưa được quy định trong bất cứ một văn bản nào khác. 

Điều 130 Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 quy định:

“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 131 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau: 

a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại. Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết; 

b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; 

c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án.

Như vậy, cơ chế khiếu nại được quan tâm sử dụng trong các trường hợp khác nhau để xử lý các tranh chấp bảo hiểm xã hội theo con đường khiếu nại. 

– Giải quyết khiếu nại về ưu đãi người có công:

Điều 42 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật,

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật”. 

Như vậy, các quy định trên của Pháp lệnh cơ bản dẫn chiếu đến các quy định của Luật khiếu nại mà không tự đặt ra cơ chế riêng cho vấn đề này. 

– Giải quyết khiếu nại về trợ giúp xã hội:

Trong lĩnh vực trợ giúp xã hội, do tính chất trợ giúp, trợ cấp mang tính nhân đạo nên các xung đột thường ít xảy ra, thậm chí không phát sinh.

Tuy nhiên, cần phải có cách nhìn toàn diện và tích cực hơn về vấn đề này nhằm đặt ra và chuẩn bị những điều kiện để xử lý các sự việc có thể nảy sinh.

Chẳng hạn, theo quy định, mỗi gia đình bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, được Nhà nước trợ cấp 5 triệu đồng. Nhưng trên thực tế các gia đình đó không nhận được khoản trợ cấp này. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi