Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội như thế nào?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1435 Lượt xem

Cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội như thế nào?

Việc giải quyết loại tranh chấp này cũng đòi hỏi phải sử dụng những phương thức khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tham gia tranh chấp để có thể đạt được mục tiêu giải quyết các tranh chấp đó.

Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội 

Tranh chấp an sinh xã hội là loại tranh chấp phong phú về hình thức, nội dung, có tính nhạy cảm và phức tạp về mặt xã hội. Do đó, việc giải quyết loại tranh chấp này cũng đòi hỏi phải sử dụng những phương thức khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tham gia tranh chấp để có thể đạt được mục tiêu giải quyết các tranh chấp đó. 

Từ trước đến nay, do quan niệm không có luật an sinh xã hội, không có tranh chấp an sinh xã hội nên cũng không ai bàn đến cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.

Vào những năm trước 1985, tất cả các tranh chấp lao động, trong đó có một bộ phận thuộc tranh chấp an sinh xã hội (là tranh chấp bảo hiểm xã hội) đều được giải quyết theo cơ chế giải quyết đơn, thư khiếu tố khiếu nại, tố cáo) của quần chúng.

Năm 1981, Chính phủ vẫn chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu tố theo tinh thần của các văn bản trước đây gồm Nghị định số 217-CP ngày 08/6/1979 của Hội đồng Chính phủ về bốn chế độ trách nhiệm, Nghị định số 182-CP ngày 26/4/1979 của Hội đồng Chính phủ về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức và Thông tư số 436-TTg ngày 13/8/1959 của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu tố của quần chúng nhân dân.

Thời kỳ đó cũng như nhiều năm tiếp theo, các đơn thư khiếu tố đều được giải quyết thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo theo các quy định của luật hành chính và sau đó là theo thủ tục tố tụng dân sự.

Từ khi có Bộ luật lao động các tranh chấp lao động-xã hội đã có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ nét hơn.

Tuy nhiên, các quy định về giải quyết tranh chấp lao động đã được xây dựng để giải quyết luôn cả các tranh chấp không phải là tranh chấp lao động, đó là các tranh chấp bảo hiểm xã hội giữa người lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa chủ sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trước yêu cầu về việc xây dựng một hệ thống pháp luật về an sinh xã hội thì vấn đề xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp đồng bộ, phù hợp, tức là cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội đã được đặt ra. 

Vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là gì? Theo quan niệm chung, cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là tổng hợp các hình thức và biện pháp được sử dụng để giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội, 

Về phương diện chung nhất, khi bàn đến các hình thức giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội là nói đến các cơ cấu đứng ra hoặc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội.

Các cơ cấu đó có thể là một tổ chức, hoặc cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội.

Có thể cơ cấu tổ chức đó được thành lập hoặc chỉ định, là tổ chức có quy mô, có lực lượng cán bộ hoặc nhân sự chuyên ngành, có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm công việc giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội.

Hoặc có thể đó là những cơ cấu được thành lập tạm thời để dàn xếp vụ tranh chấp, sau đó tự giải tán khi đã thực hiện xong các thủ tục nhất định. Thông thường, các cơ cấu tham gia giải quyết tranh chấp an sinh xã hội được sử dụng rộng rãi là: 

– Cơ cấu tự thân (do chính các bên thành lập và tổ chức hoạt động); 

– Các tổ chức hoặc cá nhân khác như: Cơ quan hoặc nhân viên nhà nước có thẩm quyền (cơ quan hành chính nhà nước, toà án tư pháp, công chức nhà nước). 

Nói tóm lại, hình thức (hay cơ cấu giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội) là biểu hiện về mặt lực lượng đứng ra giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội đó.

Tuỳ theo loại hình tranh chấp an sinh xã hội và tính chất mà có thể sử dụng loại cơ cấu phù hợp. Tuy nhiên, đây chính là vấn đề không đơn giản, thậm chí phải mất nhiều năm mới có thể xác định được một cơ cấu chuẩn định. 

Các biện pháp giải quyết tranh chấp là một bộ phận cấu thành của cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội cũng như các tranh chấp khác.

Trên bình diện chung, những biện pháp này được hiểu là tổng thể những cách thức được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, có thẩm quyền sử dụng để giải quyết tranh chấp.

Việc sử dụng các biện pháp thích hợp sẽ có thể giúp cho người giải quyết thu được kết quả và đạt được mục đích đã đề ra.

Các “cách thức” đó có thể là: thương lượng, hoà giải, quyết định, xét xử. Tuỳ từng hoàn cảnh, tuỳ từng chế độ và nói cho cùng là tuỳ vào nhà làm luật cũng như tuỳ thuộc vào quan điểm của các bên tranh chấp mà người ta có thể lựa chọn các cách thức cho phù hợp. Tuy nhiên, sự lựa chọn của các đương sự chỉ có giới hạn trong một phạm vị nhất định.

Ví dụ, A có tranh chấp về mức lương hưu với cơ quan bảo hiểm xã hội B. A có quyền kiện B ra trước một toà án có thẩm quyền để đòi thực hiện đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền hưởng chế độ hưu trí của mình.

Tuy nhiên, theo quy định, A buộc phải cùng cơ quan B thương lượng. Và nếu A chưa qua bước thương lượng thì toà án có thẩm quyền có thể từ chối không thụ lý đơn khởi kiện của A. 

Những đặc điểm của cơ chế giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội

Đặc điểm 1: Hầu hết các cơ cấu và biện pháp được sử dụng để giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội là do Nhà nước quy định và vận hành. Nói cách khác, cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội mang tính quyền lực nhà nước. 

Trừ trường hợp các bên tranh chấp tự thương lượng, còn lại các tổ chức, cá nhân có quyền và trách nhiệm đúng ra giải quyết tranh chấp đều được thành lập bởi các văn bản pháp luật, các quyết định của Nhà nước với chức năng xác định.

Sở dĩ như vậy là vì, như đã đề cập, an sinh xã hội là lĩnh vực nhạy cảm, do Nhà nước trực tiếp quy định, chỉ đạo thực hiện với tư cách là một hệ thống chính sách xã hội của quốc gia.

Các cán bộ có trách nhiệm thực thi công việc đó do Nhà nước tuyển dụng, trả lương và quản lý. Do đó, Nhà nước mới có quyền thay đổi, điều chỉnh các cơ cấu và biện pháp đó. Việc thay đổi đó thường là thông qua các quy định của pháp luật. 

Đặc điểm 2: Sự vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội tuân theo một chế độ thống nhất, có hiệu lực bắt buộc và tạo nên những hậu quả pháp lý căn bản có tính chất bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. 

Các cơ cấu được thiết lập, về mặt hình thức là hoàn toàn thống nhất. Việc quản lý, chỉ đạo cũng dựa trên nền tảng các nguyên tắc chung thống nhất.

Cơ cấu tổ chức cán bộ cũng được bố trí trên cơ sở những tiêu chuẩn chung có tính đến đặc điểm của từng địa phương, từng thời kỳ. Thời kỳ trước khi có Bộ luật lao động việc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu dựa vào thẩm quyền và năng lực của các cơ quan hành chính.

Lúc đó ngành Lao động giữ vai trò chủ đạo trong việc đưa ra các giải pháp cho các khiếu kiện về an sinh xã hội (mà chủ yếu là chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ).

Các quyết định hành chính, thậm chí là sự chỉ đạo của cấp trên đã có thể chấm dứt một vụ khiếu kiện về quyền lợi. 

Ngày nay, cùng với việc xác lập cơ chế dân chủ trong mọi hoạt động, Nhà nước tổ chức lại bộ máy hoạt động một cách khoa học hơn. Và hệ quả là các cơ cấu giải quyết tranh chấp an sinh xã hội được xác lập nhằm đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật cho phù hợp với cơ chế mới.

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội của nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết theo các quy định của pháp luật nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các tranh chấp đã phát sinh theo yêu cầu.

Các biện pháp pháp lý, bao gồm cả các biện pháp cứng rắn có thể được sử dụng nhằm tạo nên hoặc duy trì trật tự trong lĩnh vực an sinh xã hội.

Một quyết định hành chính hoặc một bản án có hiệu lực của toà án có thể được cưỡng chế thi hành để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của một hoặc các bên liên quan nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội. 

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội như thế nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi