Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Chuyên ngành đào tạo Đại học Thương mại
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2474 Lượt xem

Chuyên ngành đào tạo Đại học Thương mại

Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.

Tìm hiểu bài viết: Điểm chuẩn Đại học Thương mại 2021

Trường Đại học Thương Mại là một trong những trường đại học có những chuyên ngành đào tạo thu hút được rất nhiều sĩ tử quan tâm.

Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề được quan tâm đó: Chuyên ngành đào tạo Đại học Thương Mại.

Tầm nhìn, giá trị cốt lõi của trường Đại học Thương Mại

Trước khi đi vào tìm hiểu về Chuyên ngành đào tạo Đại học Thương Mại chúng tôi gửi tới Quý độc giả một số thông tin chung về Trường Đại học Thương mại.

Trường Đại học Thương Mại (tên tiếng Anh: Thuongmai University; tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.

– Sứ mạng:

Trường Đại học Thương mại là trường đại học công lập, tự chủ, đa ngành; có thế mạnh và uy tín cao trong đào tạo đại học; nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại hiện đạp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

– Tầm nhìn đến năm 2040:

Phát triển Trường Đại học Thương mại theo mô hình “Trường Đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm” với chất lượng các nguồn lực và năng lực cốt lõi để trở thành:

+ Một trung tâm đào tạo chất lượng cao các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với chương trình đào tạo tiên tiến; đội ngũ giảng viên có trình độ học thuật và sư phạm cao.

+ Một trung tâm nghiên cứu, hợp tác trong nước và quốc tế; chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức có uy tín cao trong lĩnh vực kinh tế và thương mại hiện đại của quốc gia và quốc tế.

+ Một trường đại học triển khai thành công mô hình quản trị đại học tiên tiến, phát triển hệ thống công nghệ thông tin và quản lý hiện đại, kết hợp thực hành văn hóa tổ chức, nhấn mạnh các giá trị dịch vụ đào tạo, sự gắn bó và đoàn kết của viên chức Nhà trường làm tiêu điểm.

+ Một trường đại học có vị thế và thương hiệu mạnh dựa trên giá trị dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; có uy tín cao, hình ảnh thân thiện với các đối tác và cộng đồng xã hội.

+ Một trường đại học được đánh giá và thừa nhận là một trong các trường đại học dẫn đầu về chất lượng toàn diện các hoạt động trong kiểm định và xếp hạng trường đại học Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định quốc tế.

– Giá trị cốt lõi: Truyền thống, trách nhiệm và sáng tạo:

+ Truyền thống: Dân chủ, đoàn kết, nhân văn, hợp tác, chia sẻ, tự lực tự cường, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động của Nhà trường.

+ Trách nhiệm: Tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước; cung cấp các chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo ở các trình độ đào tạo đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người học và người sử dụng lao động; minh bạch thông tin và công bằng trong ứng xử với người học, viên chức và người lao động; quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho viên chức, người lao động; tham gia tích cực các hoạt động của Nhà trường với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Sáng tạo: Liên tục đổi mới với tư duy sáng tạo trong hoạt động quản lý, giảng dạy – học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển các mối quan hệ và các hoạt động khác thích ứng với mọi sự thay đổi; kết hợp sáng tạo cá nhân với trí tuệ tập thể; đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong các hoạt động của Nhà trường.

Các ngành của Đại học Thương mại và điểm chuẩn

Trường là trường đại học đào tạo đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực Quản lý kinh tế, quản trọ kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử… tại Việt Nam.

Thứ nhất: Chuyên ngành đào tạo hệ cử nhân

– Kinh tế (Quản lý kinh tế);

– Kế toán (Kế toán doanh nghiệp);

– Kiểm toán (kiểm toán);

– Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp);

– Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử);

– Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin kinh tế);

– Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh);

– Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại);

– Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại);

– Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn);

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành);

– Marketing (Marketing thương mại);

– Marketing (Quản trị thương hiệu);

– Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng);

– Luật kinh tế (Luật kinh tế);

– Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại);

– Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế);

– Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế);

– Ngôn ngữ Anh (Tiếng anh thương mại).

Thứ hai: Các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

– Kế toán;

– Kinh doanh thương mại;

– Quản lý kinh tế;

– Quản trị kinh doanh;

– Tài chính – Ngân hàng;

– Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành.

Thứ ba: Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ

– Kế toán;

– Kinh doanh thương mại;

– Quản lý kinh tế;

– Quản trị kinh doanh;

– Tài chính – Ngân hàng.

Địa chỉ trường Đại học Thương mại

Mã trường: TMA.

Trụ sở chính: Số 79 đường Hồ Từng Mậu – Phường Mai Dịch – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

Cơ sở Hà Nam: Đường Lý Thường Kiệt – Phương Lê Hồng Phong – Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam.

Đại chỉ Cổng thông tin điện tử của Trường: www.tmu.edu.vn

Điểm chuẩn của Đại học Thương mại

Điểm chuẩn của Đại học Thương mại thường dao động từ 17 đến 28 điểm, tùy thuộc vào từng năm và từng ngành. Điểm chuẩn của mỗi ngành được xác định bởi số lượng thí sinh đăng ký và đăng ký nguyện vọng vào ngành đó, cùng với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội đối với các chuyên ngành đó. Các năm gần đây, điểm chuẩn của các ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng và Marketing thường cao hơn so với các ngành khác.

Ngoài điểm chuẩn, Đại học Thương mại cũng sử dụng các phương thức tuyển sinh khác như xét tuyển học bạ, xét tuyển học bạ kết hợp thi đánh giá năng lực, hoặc tuyển thẳng học bạ với các trường THPT có thỏa thuận với trường.

Như vậy, trong bài viết phía trên chúng tôi đã giới thiệu cơ bả về các chuyên ngành đào tạo Đại học Thương mại. Bên cạnh đó, để giúp phụ huynh và các em học sinh hiểu hơn về trường Đại học Thương mại chúng tôi đã trình bày thêm về tầm nhìn, sứ mạng cũng như mục tiêu phát triển trong những năm tới của trường.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi