Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền ký thay
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3852 Lượt xem

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền ký thay

Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi việc uỷ quyền ký thay khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đi vắng. Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

 

Câu hỏi:

Ủy ban nhân dân xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội do ông Nguyễn Đức An là chủ tịch và bà Phạm Đình Huệ là phó chủ tịch. Tháng trước có một thời gian ông An đi tập huấn tại Đà Nẵng, trong thời gian đó bà Huệ thay ông An điều hành công việc, tất cả mọi văn bản, giấy tờ đưa tới bà đều ký thay. Khi ông An trở về mới biết chuyện bà Huệ đã tự ý ký thay ông nhiều văn bản giấy tờ quan trọng mà không hề trao đổi, xin ý kiến chỉ đạo của ông. Do đó ông đã phê bình bà Huệ, đồng thời chỉ đạo giải quyết hậu quả một số việc phát sinh từ việc bà Huệ thay ông quyết định không đúng thẩm quyền. Vậy việc ký thay của bà Huệ có đúng quy định pháp luật không?

Trả lời:

Theo khoản 6 điều 1 nghị định 09/2010/NĐ-CP: “1. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.

3.Ký thừa uỷ quyền: Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền”.

Và khoản 4 điều 10 nghị định 110/2004/NĐ-CP: 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.”

Như vậy, bà Huệ là phó chủ tịch nhưng chưa được chủ tịch giao quyền hoặc ủy quyền cho ký thay các văn bản thuộc thẩm quyền của chủ tịch mà tự ý ký thay là hành vi trái với quy định pháp luật.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi