Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chồng chết thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân được chia như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4319 Lượt xem

Chồng chết thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân được chia như thế nào?

Vợ chồng tôi kết hôn năm 2008. Năm 2015, chồng tôi bị tai nạn giao thông và qua đời. Vậy tài sản trong thời kỳ hôn nhân của chúng tôi sẽ được chia như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Thị Hoa, tôi có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình xin được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi và chồng tôi là Phan Văn Thành kết hôn từ năm 2008. Chúng tôi có với nhau hai đứa con, cháu gái 6 tuổi đang học lớp một và cháu trai được 4 tuổi. Lúc kết hôn, bố mẹ chồng có cho chúng tôi căn nhà và một mảnh đất để làm hoa màu. Năm 2015, chồng tôi bị tai nạn giao thông và qua đời. Tôi ở vậy từ đó đến nay, một mình tôi cáng đáng việc nhà, nuôi con. Vì tôi làm may, thường phải làm thêm ca đêm nên để tiện chăm sóc các con tôi có đón mẹ ruột tôi về ở cùng tôi (mẹ tôi lúc đầu ở với vợ chồng chị gái tôi). Khoảng hơn một tháng nay, anh em bên nhà chồng liên tục đến chửi mắng và đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà vì họ bảo chồng tôi mất rồi thì căn nhà này tôi phải trả lại cho anh em bên chồng, tôi và mẹ tôi đều không được ở trong đó. Hai bên cãi nhau, anh chồng tôi còn đẩy ngã cả mẹ tôi nữa. Hiện giờ tôi thực sự không biết phải làm thế nào? Có nên nhờ pháp luật và chính quyền can thiệp hay không? Tài sản của vợ chồng tôi sẽ được phân chia như nào trong trường hợp này?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ chồng:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Đồng thời, tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn quy định này như sau:

Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.”

Chồng chết thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân được chia như thế nào?

Chồng chết thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân được chia như thế nào?

Đối với trường hợp của bạn, kể từ thời điểm năm 2015 khi chồng bạn qua đời thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng bạn đã chấm dứt. Vì vậy, tài sản của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi chồng bạn chết, tài sản chung của vợ chồng bạn sẽ do bạn quản lý trừ trường hợp chồng bạn trước khi chết có để lại di chúc trong đó chỉ định cho người khác quản lý phần di sản thừa kế của mình hoặc những người thừa kế có thỏa thuận cử người khác quản lý di sản của bạn. Trong trường hợp này vì chồng bạn chết vì tai nạn giao thông – tai nạn một cách bất ngờ, không lường trước được, bạn cũng không nêu rõ là chồng bạn trước khi chết có để lại di chúc hay không nên chúng tôi xin tư vấn việc phân chia di sản của chồng bạn như sau:

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng bạn nếu không có thỏa thuận gì về việc phân chia thì sẽ được chia đôi. Nếu trước khi chết, chồng bạn để lại di chúc thì một nửa số tài sản chung của vợ chồng bạn (là di sản thừa kế của chồng bạn) sẽ được chia theo di chúc. Trong trường hợp chồng bạn trước khi chết không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế của chồng bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Đó là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ (bạn); cha mẹ chồng của bạn; cha mẹ nuôi của chồng bạn (nếu có); con đẻ của vợ chồng bạn; con nuôi của vợ chồng bạn (nếu có). Như vậy trong trường hợp này, việc anh em bên nhà chồng đến gây rối, chửi mắng và đòi lại tài sản của vợ chồng bạn là trái với quy định của pháp luật.

Về căn nhà và quyền sử dụng mảnh đất mà bạn đang ở. Theo những gì bạn trình bày thì căn nhà và mảnh đất này được bố mẹ chồng bạn tặng cho vợ chồng bạn khi hai bạn kết hôn. Tuy nhiên, cần phải xác định đây có phải là tài sản chung của hai vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân hay không. Nếu đây là tài sản được bố mẹ chồng tặng cho cả hai vợ chồng bạn (có hợp đồng tặng cho) thì đây được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng và sẽ được chia đôi khi chồng bạn qua đời. Còn nếu xác định được đây là tài sản được bố mẹ chồng bạn tặng cho riêng chồng bạn (tặng cho, để thừa kế,…) thì đây sẽ là tài sản thuộc sở hữu riêng của chồng bạn. Và khi chồng bạn chết, nó được đem ra chia theo di chúc hoặc theo pháp luật theo quy định trên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi