Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3917 Lượt xem

Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

Do có những đặc điểm riêng biệt này mà lao động nữ khó khăn hơn so với lao động nam về tìm kiếm việc làm, ổn định việc làm lâu dài và bảo đảm thu nhập

 

1. Khái niệm chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

Điều 153 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“- Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.

– Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

– Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

– Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sừ dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

– Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù họp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

– Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ”.

Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

2. Bình luận và phân tích chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

Ngoài chức năng lao động, lao động nữ còn thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con; cơ thể người phụ nữ không có cấu trúc để chịu đựng những tác động lớn, mạnh mẽ và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Do có những đặc điểm riêng biệt này mà lao động nữ khó khăn hơn so với lao động nam về tìm kiếm việc làm, ổn định việc làm lâu dài và bảo đảm thu nhập. Hơn nữa, cũng do phải thực hiện thiên chức nên lao động nữ cần thiết được bảo vệ khi tham gia quan hệ lao động, tránh những ảnh hưởng có hại từ điều kiện lao động đến chức năng sinh đẻ và nuôi con của họ, tức là ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động. Vì thế, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đều có quy định riêng để bảo vệ lao động nữ.

Ngoài tuyên bố chính sách của Nhà nước về lao động nói chung (Điều 4 BLLĐ), Điều 153 xác định rõ ràng thái độ của Nhà nước đối với lao động nữ.

– Nhà nước bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ, nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ bình đẳng với lao động nam trong các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, tìm việc làm và được bảo đảm việc làm trong quá trình tham gia quan hệ lao động. Quy định này vừa nhằm bảo đảm việc làm cho lao động nữ, tránh sự phân biệt, đối xử với lao động nữ về giới trong vấn đề việc làm, đồng thời vừa thể hiện sự phù họp với Luật Bình đẳng giới và tuyên bố chung trong chính sách của Nhà nước về lao động.

– Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Do chỉ bảo đảm chính sách việc làm ở tầm vĩ mô, không trực tiếp tham gia quan hệ lao động, nên Nhà nước đã “chuyển giao” trách nhiệm của mình cho đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định mang tính tùy nghi như thế ít có tính khả thi, vì do mục đích lợi nhuận là trên hết nên đơn vị sử dụng lao động khó khăn trong việc “tạo điều kiện” cho lao động nữ.

Song, xem xét trong mối tương quan với các quy định khác của Bộ luật thì quy định như vậy là hợp lý, không chỉ bảo đảm quyền của người sử dụng lao động trong việc sử dụng lao động phù hợp với nhu cầu lao động của đơn vị, mà còn nhằm tăng cường sự năng động của lao động nữ trong việc bảo đảm việc làm linh hoạt trong điều kiện mang thai, nuôi con nhỏ. Chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà được quy định tại Điều 34 của Bộ luật và được người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động hoặc thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động. Trong thực tế đã có trường hợp áp dụng các thức nêu trên.

– Nhà nước có các biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

Như vậy, cùng với các chính sách về việc làm cho lao động nữ, nhà nước đã rất chú trọng đến các quyền lợi riêng của lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động. Theo đó, lao động nữ không chỉ được bảo đảm việc làm ổn định, thường xuyên, lâu dài, mà còn được bảo đảm các điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ nghề nghiệp và nhất là được bảo đảm thu nhập, phúc lợi. Mục đích của quy định này là nhằm giúp lao động nữ phát huy được khả năng, trình độ của mình vừa cống hiến cho xã hội vừa thực hiện tốt thiên chức trong gia đình, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội.

– Nhà nước có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho đơn vị sử dụng lao động khi sử dụng nhiều lao động nữ. Theo Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng các chính sách ưu đãi như: được vay vốn với lãi suất thấp từ Qũy quốc gia giải quyết việc làm; được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng số vốn đầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ; được hưởng chính sách ưu đãi xét giảm thuế lợi tức để chi thêm chế độ cho lao động nữ. Chính sách ưu đãi này được khẳng định trong cả BLLĐ và Luật Bình đẳng giới, tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều lý do, nên doanh nghiệp ít kê khai để hưởng ưu đãi.

– Nhà nước có chính sách mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ. Đây là chính sách hết sức thiết thực đối với lao động nữ, bởi do thời gian nghỉ để thực hiện thiên chức đã ảnh hưởng không ít đến việc trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ của lao động nữ. Vì thế, để kiến thức của lao động nữ không bị lạc hậu, luôn được cập nhật và nâng cao, hoạt động đào tạo nghề nhất thiết phải được chú trọng. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp lao động nữ thực hiện tốt hơn những công việc được giao, từ đó nâng cao thu nhập mà còn có ý nghĩa đảm bảo cho lao động nữ tiếp tục có cơ hội thực hiện việc làm trong và sau thời gian thực hiện thiên chức. Đặc biệt, chính sách về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ là chính sách ưu việt, tạo cơ hội về việc làm cho lao động nữ khi họ không có khả năng, điều kiện để làm một số công việc hoặc một số nghề lâu dài, ổn định.

Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

– Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ. Mục đích của chính sách này là nhằm để lao động nữ yên tâm làm việc cũng như hướng đến bảo vệ thế hệ lao động tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên chính sách này chưa được chú trọng, vì thế đã ảnh hưởng không ít đến đời sống, thu nhập và tâm lý của lao động nữ.

Nhìn chung, nhà nước có chính sách hợp lý để bảo vệ lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, do chính sách của Nhà nước ở tầm vĩ mô, trong khi đó nhà nước lại không trực tiếp thực hiện mà “chuyển giao” cho đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện, nên nhiều chính sách vẫn còn nằm trên giấy, không có tính khả thi. Ví dụ, vấn đề đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ (từ kinh phí của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông), hay vấn đề tổ chức nhà trẻ, nhà mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ,…

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi