Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
  • Thứ tư, 20/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6236 Lượt xem

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

Xin hỏi luật sư chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình hay không?

 

Nội dung câu hỏi: Xin hỏi luật sư về một trường hợp: Trong trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cụ thể là người thứ 3 này nhận được tài sản là động sản không phải  đăng kí quyền sở hữu thông qua bán đấu giá. Xin hỏi trong trường hợp này chủ sở hữu hợp pháp có  quyền  đòi lại tài sản đó không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

–  Căn cứ vào Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005  quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”

Căn cứ vào điều 183 bộ luật dân sự quy định về Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

– Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

– Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

– Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

– Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Theo thông tin bạn cung cấp trong trường hợp này người thứ ba nhận được tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua bán đấu giá và chiếm hữu ngay tình.

Căn cứ bào điều 257 bộ luật dân sự quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Như vậy bạn có thể tham khảo quy định trên để đối chiếu với trường hợp mình nêu ra và đưa ra nhận định đúng nhất.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
1.3/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi