Chi phí y tế và quyền lợi khác của người lao động bị tai nạn lao động
Tôi có một người bạn đang phải nằm viện do bị tai nạn lao động. Xin hỏi: Theo quy định của pháp luật, chi phí điều trị của bạn tôi sẽ được công ty hỗ trợ hay bạn tôi phải tự chi trả? Ngoài chế độ trợ cấp tai nạn lao động thì bạn tôi có còn được quyền lợi gì nữa không?
Câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Đức Nam. Hiện tôi có một người bạn đang phải nằm viện do bị tai nạn khi đang làm việc trên công trường. Tai nạn của bạn tôi được xác định là tai nạn lao động. Xin hỏi: Theo quy định của pháp luật, chi phí điều trị của bạn tôi sẽ được công ty hỗ trợ hay bạn tôi phải tự chi trả? Ngoài chế độ trợ cấp tai nạn lao động thì bạn tôi có còn được quyền lợi gì nữa không? Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Với câu hỏi của Anh: Chi phí y tế và quyền lợi khác của người lao động bị tai nạn lao động, Luật sư của Hoàng Phi xin được trả lời như sau:
Thứ nhất: Về chi phí y tế:
– Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động bao gồm:
“+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
+ Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Như vậy, chi phí y tế sẽ do người sử dụng lao động và bảo hiểm y tế đồng chịu trách nhiệm chi trả.
Thứ hai: Các quyền lợi khác có thể được hưởng:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngoài việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì bạn của anh có thể được hưởng một số quyền lợi sau:
+ Được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nếu bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
+ Được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần.
+ Sau khi điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
Như vậy, ngoài trợ cấp tai nạn lao động, bạn của anh còn có thể được cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, hưởng trợ cấp phục vụ, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, Anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?
Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản không?
Công ty phá sản sẽ dẫn tới việc chấm dứt hoạt động. Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản...

Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào?
Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết...
Xem thêm