Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chạy tiền vào đại học không thành có lấy lại được không?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1778 Lượt xem

Chạy tiền vào đại học không thành có lấy lại được không?

Anh tôi là Trần Minh, con trai cả là Trần Dũng. Tháng 7/2016, Dũng thi vào trường Đại học y dược X, nhưng không đỗ vào trường. Anh Minh đã gặp gỡ và trao đổi với chị Linh để tìm người lo cho Dũng. Chị Linh đã tìm gặp Lê Nam (là người quen từ nhiều năm trước), Linh tin tưởng và giao cho Nam lo vụ này. Nam đồng ý thực hiện với giá 300 triệu đồng. Nhưng đến nay Dũng vẫn chưa nhận được giấy báo nhập học. anh Minh đòi chị Linh trả lại số tiền trên nhưng do đã đưa cho Nam 300 triệu đồng nên không đủ tiền để trả cho anh Minh. Vậy anh tôi cần phải làm gì để có thể lấy lại được số tiền trên ạ?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Trần Văn Bắc ở Bắc Giang, tôi có câu hỏi xin Luật sư tư vấn giúp tôi như sau:

Anh tôi là Trần Minh có đứa con trai cả là Trần Dũng, gia đình anh rất muốn hướng cháu vào ngành y. Tháng 7/2016, Dũng thi vào trường Đại học y dược X, kết quả thi của Dũng chỉ đạt 25 điểm, tuy cao nhưng điểm chuẩn trúng tuyển là 26 điểm nên không đỗ vào trường. Sau đó, cuối tháng 7/2016 thông qua nhiều mối quen biết, anh Minh đã gặp gỡ và trao đổi với chị Linh để tìm người  lo cho Dũng được chấm đậu điểm thi phúc khảo. Chị Linh đã tìm gặp Lê Nam (là người quen từ nhiều năm trước), Nam tự xưng là cán bộ Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo, có quan hệ với người có thẩm quyền ở Trường đại học Y Dược X, nên có khả năng giúp Dũng được chấm đủ điểm thi phúc khảo. Linh tin tưởng và giao cho Nam lo vụ này. Nam đồng ý thực hiện với giá 300 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của Linh, Hùng không “chạy trường” mà sử dụng số tiền này để tiêu xài và trả nợ. Do vậy, đến nay Dũng vẫn chưa nhận được giấy báo nhập học. anh Minh đòi chị Linh trả lại số tiền trên nhưng do đã đưa cho Nam 300 triệu đồng nên không đủ tiền để trả cho anh Minh. Vậy xin hỏi Luật sư, anh tôi cần phải làm gì để có thể lấy lại được số tiền trên ạ? Xin cảm ơn

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Có thể thấy ở trường hợp trên, có hai giao dịch cụ thể như sau:

+ Giao dịch giữa anh Minh và chị Linh về việc tìm người lo cho Dũng được chấm đậu điểm thi phúc khảo

+ Giao dịch giữa Linh và Nam về việc giúp Dũng được chấm đủ điểm thi phúc khảo (thông qua các mối quan hệ)

Cả hai giao dịch trên đều là giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (không đảm bảo sự công bằng giữa các thi sinh khi thi đại học) theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015. Mà hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu sẽ được thực hiện theo như Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Với trường hợp của anh trai bạn, để lấy lại số tiền 500 triệu đồng đã đưa cho Linh, trước hết, nên giải quyết tình cảm: anh Minh nên thỏa thuận lại với chị Linh về việc hoàn trả số tiền nêu trên trong một thời gian nhất định. Nếu chị Linh nhất quyết không trả thì anh Minh hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi lại số tiền nêu trên.

Chạy tiền vào đại học không thành có lấy lại được không?

Chạy tiền vào đại học không thành có lấy lại được không?

– Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

+ Đơn khởi kiện

+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: giấy tờ ký kết giữa hai bên, bản ghi âm, người làm chứng anh Minh đã đưa tiền cho Linh…)

+ Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng);

Ngoài ra, hành vi của Linh cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, khi đó, anh Minh có thể làm đơn tố cáo T về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đến cơ quan Công an để nhờ giải quyết. Do bạn không nêu rõ nên chúng tôi chia làm hai trường hợp, cụ thể như sau:

+Nếu chị Linh trên thực tế không có khả năng tìm người lo cho Dũng được chấm đậu điểm thi phúc khảo mà chỉ đưa ra những thông tin gian dối, giả tạo như hứa hẹn, cam kết, khẳng định… nhằm mục đích để anh Minh đưa tiền cho rồi họ chiếm đoạt tiền của anh Minh thì hành vi đó đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự 2015:

 “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

–  Nếu chị Linh ban đầu không lừa dối bạn để anh Minh đưa tiền (không có mục đích chiếm đoạt số tiền) nhưng khi có được số tiền đó do hoàn cảnh khách quan mà không xin được việc cho bạn rồi mới nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền đó, không trả lại cho bạn thì có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Và nếu như Linh không thuộc những trường hợp nêu trên và cũng không thể làm rõ được mục đích chiếm đoạt tài sản của Linh thì anh Minh có thể lựa chọn hình thức khởi kiện tới Tòa án để đòi lại khối tài sản của mình theo nội dung đã phân tích.

Tóm lại, anh trai bạn hoàn toàn có thể đòi lại số tiền 500 triệu đồng đã đưa cho Linh theo hai phương án khởi kiện dân sự hoặc tố cáo đến cơ quan Công an. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên anh Minh nên khởi kiện dân sự bởi sẽ dễ dàng lấy lại số tiền hơn. Hơn nữa, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu cũng không bị hạn chế (khoản 3 Điều 132 bộ luật dân sự 2015).

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, (24/7)GỌI: 1900 6557.Chuyên mục hỏi đáp luật hình sự cung cấp những thông tin pháp luật trong lĩnh vực hình sự về tội phạm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi