Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chấm dứt quan hệ cha mẹ ruột với con ruột có được không?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5078 Lượt xem

Chấm dứt quan hệ cha mẹ ruột với con ruột có được không?

Bố tôi năm nay đã 64 tuổi mẹ tôi 60 tuổi, tôi có 4 anh em trai, nhưng em trai út nghịc ngợm, mắc nợ người ta và chuyên tụ tập cờ bạc rồi đánh nhau, tôi và bố mẹ khuyên nhủ mà nó không nghe còn dọa đánh tôi. Bố tôi nói muốn cắt đứt quan hệ cha con với nó có được không?

Câu hỏi:

Bố tôi năm nay đã 64 tuổi mẹ tôi 60 tuổi, bố mẹ tôi đều đã già và không còn khỏe mạnh nữa, gia đình tôi có 4 anh em trai, em trai út của tôi nghịch ngợm, đi làm ăn đã không được tiền lại còn mắc nợ người ta, đã 24 tuổi mà chuyên tụ tập cờ bạc rồi đánh nhau, tôi và bố mẹ khuyên nhủ mà nó không nghe còn dọa đánh tôi. Bố tôi nói muốn cắt đứt quan hệ cha con với nó có được không?

Trả lời:

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không có quy định nào quy định về việc cha mẹ đẻ cắt đứt quan hệ với con cái. Khác với tính chất và cơ sở hình thành quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ hình thành một cách tự nhiên bằng con đường huyết thống. Do đó, sự gắn bó tình cảm và mối liên hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ là quy luật tự nhiên, có tính bền vững bất biến bởi nguồn gốc huyết thống, vì vậy, quan hệ huyết thống tự nhiên không thể chấm dứt theo ý chí chủ quan của con người. Pháp luật cũng không thể định đoạt việc chấm dứt quan hệ huyết thống vì điều đó trái với lẽ tự nhiên.

Trong vụ việc này, em trai bạn là người có những hành vi vi phạm bổn phận làm con theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đó là, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình và Khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Em trai bạn là người đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nên bạn và gia đình khuyên răn, dạy bảo thêm cùng với đó là nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND xã sẽ chỉ đạo cán bộ tư pháp – hộ tịch có biện pháp răn đe, giáo dục đối với em trai bạn. Nếu em trai bạn tiếp tục có hành vi xúc phạm, đe doạ, đánh đập cha mẹ thì áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP để xử lý

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh (chị) có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi