Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cách xác định chi phí tố tụng hình sự?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2340 Lượt xem

Cách xác định chi phí tố tụng hình sự?

chi phí tố tụng hình sự là số tiền hợp lý, cần phải chi trả cho các hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình tố tụng vụ án hình sự bao gồm: án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác.

1.  Quy định về chi phí tố tụng.

Cách xác định chi phí tố tụng hình sự?

Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về chi phí tố tụng quy định:

“1.  Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.

2.  Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.

3.  Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố

tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.

4.  Chi phí tố tụng gồm:

a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;

b) Chi phí giám định, định giá tài sản;

c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.”

2. Bình luận quy định về chi phí tố tụng

Theo đó thì chi phí tố tụng hình sự là số tiền hợp lý, cần phải chi trả cho các hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình tố tụng vụ án hình sự và chi phí tố tụng được chia làm 03 nhóm chính bao gồm: án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác. Mỗi loại chi phí này mang một mục đích riêng cũng như cách xác định riêng.

Thứ nhất, án phí và xác định án phí. Án phí theo quy định tại khoản 2 điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bao gồm án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự. Theo danh mục được ban hành kèm theo Pháp lệnh 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí Tòa án thì mức thu chung đối với các loại án phí trên đều là 200 nghìn đồng.

Thứ hai, lệ phí và cách xác định các loại lệ phí. Theo quy định tại khoản 3 điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì lệ phí bao gồm: lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định. Vậy nên, về cơ bản, khoản lệ phí này sẽ được thu dựa trên mức thu cố định được quy định trong các văn bản pháp luật.

Thứ ba, các chi phí tố tụng khác và cách xác định. Khoản 4 điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các loại chi phí  tố tụng khác bao gồm: chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa; chi phí giám định, định giá tài sản và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật được xác định trên cơ sở xem xét và đánh giá tổng hợp những yếu tố được quy định tại Pháp lệnh 02/2013/UBTVQH13 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và được quy định tại điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng:

“Điều 15. Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch

1.  Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;

b) Chi phí đi lại (nếu có);

c) Chi phí lưu trú (nếu có);

d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

2.  Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.

3.  Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.”

Chi phí cho hoạt động giám định, định giá tài sản được xác định qua các tiêu chí được quy định tại điều 3 và điều 9 Nghị định 81/2014/NĐ-CP  quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng:

“Điều 3. Xác định chi phí giám định

Căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

1.  Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.

2.  Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị.

3.  Chi phí vật tư tiêu hao.

4.  Chi phí sử dụng dịch vụ.”

“Điều 9. Xác định chi phí định giá

Căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản của tổ chức định giá tài sản và Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

1.  Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện định giá.

2.  Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá.

3.  Chi phí vật tư tiêu hao.

4.  Chi phí sử dụng dịch vụ.

5.  Chi phí khác theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Nghị định này.. Các chi phí khác tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Nghị định này”

Cách xác định chi phí tố tụng hình sự?

Việc xác định các chi phí tố tụng hình sự đi kèm với việc xác định chủ thể  có trách nhiệm thực hiện việc chi trả các loại chi phí đó được quy định cụ thể tại điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“1. Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả

2.  Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.

3.  Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.

4.  Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi