• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2700 Lượt xem

Cách đăng ký cho con vào lớp 1

Khoản 1 Điều 35 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Ban hành điều lệ trường tiểu học có quy định quyền đi học của học sinh.

Rất nhiều phụ huynh đang chuẩn bị cho con em vào lớp 1 gặp phải những băn khoăn, thắc mắc về hồ sơ, thủ tục nhập học cho con như thế nào. Vậy, để các phụ huynh có thể hiểu rõ những nội dung hồ sơ và Cách đăng ký cho con vào lớp 1 chúng tôi xin gửi tới quý vị những thông tin:

Điều kiện đăng ký cho con vào lớp 1

Thứ nhất: Về độ tuổi

Căn cứu theo Điều 33 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về độ tuổi học sinh vào lớp 1 và các trường hợp đặc biệt cụ thể như sau:

“1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.

Thứ hai: Về quyền đăng ký nơi học tập

Theo khoản 1 Điều 35 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Ban hành điều lệ trường tiểu học có quy định quyền đi học của học sinh như sau:

“1. Được học tập

a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

c) Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

d) Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

đ) Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

e) Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

g) Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.”

Như vậy, học sinh có quyền được đi học, được lựa chọn trường tiểu học để theo học. Theo đó, học sinh có thể đăng ký học tại nơi cư trú hoặc có thể đăng ký nhập học trái tuyến cho học sinh trong trường hợp không có nơi cư trú. Nhà trường không được từ chối nhận học sinh nhập học đối với các trường hợp học sinh không có hộ khẩu tại trường học sinh muốn đăng ký học.

Hồ sơ xin nhập học lớp 1

Hồ sơ vào lớp 1 gồm những giấy tờ sau:

– Đơn xin nhập học;

– Bản sao giấy khai sinh (cần mang kèm theo bản chính để đối chiếu);

– Bản photo sổ hộ khẩu (không cần phải công chứng, phụ huynh cần mang kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn;

Các cách đăng ký cho con vào lớp 1

Hiện nay, có hai cách đăng ký cho con vào lớp 1 là đăng ký học trực tuyến (hiện nay đang thực hiện tại TP Hà Nội) và đăng ký học trực tiếp tại trường con em mình học.

Cách 1: Về đăng ký trực tuyến

Phụ huynh thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phụ huynh truy cập vào Hệ thống tuyển sinh trực tuyến

Link truy cập: https://tsdaucap.hanoi.gov.vn/

Bước 2: Chọn Tuyển sinh vào lớp 1

Bước 3: Nhập thông tin phụ huynh

Trường hợp học sinh đã được cấp mã số đăng ký trực tuyến: Phụ huynh chỉ cần nhập mã học sinh và mật khẩu, nhấn vào nút Tìm hoặc Enter để lấy thông tin học sinh lên biểu mẫu.

Trường hợp học sinh chưa được cấp mã số đăng ký trực tuyến: Phụ huynh cần phải mang hồ sơ tới cơ sở giáo dục để cập nhật dữ liệu vào hệ thống và cấp mã đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

Bước 4: Phụ huynh cần kiểm tra thông tin và chính xác, và sau đó nhập Mã Xác Nhận và nhấn vào nút Gửi thông tin.

Cách 2: Về đăng ký trực tiếp tại trường

Phụ huynh cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cán bộ tuyển sinh chờ sẵn ở trường và hướng dẫn phụ huynh làm hồ sơ xin nhập học theo quy định. Cụ thể như sau:

– Cán bộ sẽ cung cấp tất cả những thông tin về nhà trường cho phụ huynh biết;

– Tiến hành ghi thông tin của phụ huynh học sinh;

– Bán bộ hồ sơ nhập học cho phụ huynh theo đúng quy định.

– Hướng dẫn điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ.

Bước 2: Phụ huynh học sinh tiến hành hoàn thiện hồ sơ nhập học cũng như chuẩn bị các giấy tờ khác theo quy định và nộp hồ sơ cho tại phòng tuyển sinh.

Bước 3: Phụ huynh làm thủ tục nhập học

– Cán bộ tuyển sinh tiến hành kiểm tra, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học theo nội dung trên hồ sơ;

– Cán bộ ghi giấy hẹn nhập học và các thông tin học phí, vật dụng cần thiết tới phụ huynh.

Bước 4: Thông báo danh sách các lớp học

– Trước ngày nhập học, Ban giám hiệu sẽ sắp xếp học sinh vào các lớp và chuyển danh sách lớp cho phòng tuyển sinh;

– Cán bộ tuyển sinh dán danh sách học sinh và lớp học lên bảng tin của trường để hướng dẫn phụ huynh đưa con em đến nhận lớp.

Bước 5: Tiếp nhận học sinh lớp 1 vào lớp học

– Trong ngày nhập học của học sinh, phụ huynh đưa con đến nhận lớp đã được thông báo trên bảng tin trước đó;

– Giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp sẽ thực hiện đón tiếp, điểm danh và nhận học sinh vào lớp của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Cách đăng ký cho con vào lớp 1. Nếu có bất kỳ ý kiến, thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung này, rất mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi