Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5430 Lượt xem

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Bảo đảm tính vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

Khái niệm các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.

Bình luận và phân tích các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

–  Bảo đảm tính vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì họ không được tiến hành tố tụng. Điều luật đang bình luận quy định cụ thể những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng. Việc thay đổi do người tiến hành tố tụng từ chối tiến hành tố tụng hoặc do có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

–  Khoản 1 Điều 49 không cho phép một người cùng một lúc vừa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án), vừa tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; hoặc là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo. Những người thân thích của những người tiến hành tố tụng hoặc của bị can, bị cáo là những người có quan hệ họ hàng gần với những người đó như: ông, bà nội, ngoại; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; vợ, chồng; anh, chị em, ruột; anh, chị, em nuôi; anh chị em vợ hoặc chồng; cô, dì, chú, bác, cậu; con, cháu của cô, dì, chú, bác, cậu.

–  Theo khoản 2 Điều 49, những người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu họ đã tham gia trong tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó.

–  Khoản 3 Điều 49 quy định những trường hợp khác phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng. Đó là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng những người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Những căn cứ rõ ràng đó có thể là: người tiến hành tố tụng có mối quan hệ mật thiết về công vụ, về kinh tế, về gia đình với người có lợi ích được giải quyết trong vụ án hoặc có mâu thuẫn nghiêm trọng với người đó…

– Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định ở Điều 49 là những trường hợp chung. Việc thay đổi từng loại người tiến hành tố tụng cụ thể (Điều tra viên. Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án) 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi