Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các hình thức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2513 Lượt xem

Các hình thức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện

Hiện nay tôi đang làm việc tại hợp tác xã kinh doanh về lĩnh vực điện sinh hoạt. Trong quá trình quản lý tôi phát hiện được trường hợp vi phạm trộm cắp điện. Vậy cho tôi hỏi hành vi này bị xử lý như thế nào và thủ tục xử lý ra sao?

 

Câu hỏi:

Xin chào các luật sư! Hiện nay tôi đang làm việc tại hợp tác xã kinh doanh về lĩnh vực điện sinh hoạt. Trong quá trình quản lý tôi phát hiện được trường hợp vi phạm trộm cắp điện. Vậy cho tôi hỏi hành vi này bị xử lý như thế nào và thủ tục xử lý ra sao? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi này Luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Khoản 3 Điều 3 thông tư liên tịch số 27/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có định nghĩa về hành vi trộm cắp điện như sau:

“3.Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện và các hành vi lấy điện gian lận khác“.

Đây là hành vi làm thất thoát tài sản của nhà nước và của những người khác, nên cần phải được xử lý kịp thời và phù hợp, pháp luật nước ta đã quy định rất cụ thể về vấn đề này:

Các hình thức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện

 Hình thức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện

–  Về hình thức xử phạt hành vi trộm cắp điện.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện.

9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

10. Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trởlên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này.

11. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.

12.Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều này;

d) Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.”

Như vậy, hành vi trộm cắp điện có thể bị xử phạt hành chính tùy thuộc vào số lượng điện trộm cắp (căn cứ vào số công tơ điện), mức hình phạt tỷ lệ thuận với số lượng điện bị trộm cắp. Ngoài ra, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một  trong các trường hợp quy định tại điều 4 thông tư liên tịch số 27/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:

Điều 4. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau:

1.  Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.

2. Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tạimục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc trước đó người thực hiện hành vi trộm cắp điện đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích.

Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” về tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt (điện năng bị trộm cắp) vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt”

Ngoài hình thức xử phạt chính như đã nêu trên, người thực hiện hành vi trộm cắp điện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm làm chứng cứ phục vụ cho công tác chứng minh hành vi vi phạm sau này và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi vi phạm.

Vậy, các hình thức xử phạt đối với người có hành vi trộm cắp điện bao gồm :

+ Hình thức xử phạt chính ( phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào số lượng điện đã trộm và hậu quả  của hành vi).

+ Hình thức xử phạt bổ sung là xử lý tang vật, phương tiện dùng để trộm cắp điện

+ Biện pháp khắc phục hậu quả.

–  Về thủ tục xử phạt.

Theo mục 4 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP thì thủ tục xử phạt gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.  Kiểm tra viên điện lực đang thi hành nhiệm vụ có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.

Bước 2: Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng điện bị xử phạt vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực bằng biện pháp ngừng cung cấp điện theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của người có thẩm quyền xử phạt.

Bước 4: Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Bước 5: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy phép hoạt động điện lực để xem xét thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực khi xử phạt hành chính.

Bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để xử phạt đối với người đã có hành vi trộm cắp điện sinh hoạt. Lưu ý là hình thức xử phạt căn cứ chủ yếu và số lượng công tơ điện đã bị lấy trộm. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi