Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc nặng nhọc
Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại là chính sách đã được pháp luật lao động ghi nhận và thực hiện trong nhiều năm, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với an toàn tính mạng, sức khoẻ của người lao động
1. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thứ nhất, đối tượng được bồi dưỡng bằng hiện vật:
– Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật:
+ Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
+ Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
+ Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, mức bồi dưỡng bằng hiện vật:
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau: Mức 1: 13.000 đồng/ Mức 2: 20.000 đồng/ Mức 3: 26.000 đồng/ Mức 4: 32.000 đồng.
Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng; Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH: Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Vậy người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể cũng như bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động
2. Bình luận và phân tích vấn đề bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại là chính sách đã được pháp luật lao động ghi nhận và thực hiện trong nhiều năm, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với an toàn tính mạng, sức khoẻ của người lao động.
Sở dĩ có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như vậy là vì khi người lao động thực hiện các công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại sẽ chịu rủi ro tức thời (mất năng lượng, sức lực) hoặc rủi ro lâu dài (suy giảm dần sức khoẻ, tích luỹ yếu tố độc hại gây bệnh, tử vong).
Việc bồi dưỡng bằng hiện vật sẽ góp phần khắc phục các yếu tố nguy hiểm, độc hại thông qua việc bồi bổ cơ thể, thanh lọc yếu tố độc hại đã hấp thụ vào cơ thể khi làm việc.
Theo tinh thần nêu trên, việc bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Người sử dụng lao động không được sử dụng biện pháp khác thay thế (ví dụ: Trả tiền thay cho việc cung cấp bữa ăn giữa ca hoặc trả tiền thay vì cung cấp quần áo bảo hộ lao động…), đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, sau 10 ngày, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn, cuộc họp sẽ phải bầu ra ban thường vụ và các chức danh trong công...

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 được nghỉ mấy ngày?
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để tất cả mọi người trên khắp đất nước Việt Nam tưởng nhớ đến công ơn của các Vua Hùng dựng nước. Lễ được tổ chức long trọng hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ....

30/4 -1/5 năm 2023 nghỉ mấy ngày?
Theo điều 112 Bộ luật lao động đã trích dẫn trên đây, 30/4 và 1/5 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương đúng 2 ngày này ( 30/4 nghỉ 1 ngày và 1/5 nghỉ 1...

1/1/2023 shipper có làm việc không?
Khách hàng quan tâm đến 1/1/2023 shipper có làm việc không? vui lòng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu...

Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch?
Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch? Lịch nghỉ Tết 2023 như thà nào? sẽ được Luật Hoàng Phi cập nhật trong bài viết...
Xem thêm