Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2255 Lượt xem

Quy định xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Thang lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa những người lao động trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề có thể xác định tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

Quy định của pháp luật lao động về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:

Theo quy định Điều 93 Bộ luật lao động 2012 về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:

1.  Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Tư vấn và bình luận về quy định xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Thang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương (theo trình độ lành nghề) giữa những người lao động trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề có thể xác định tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Thang lương được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề, công việc có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng, như hàn, gò, phay, cắt, đúc, nề, mộc… Cơ sở để xây dựng thang lương chính là tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật cấp ngành và cấp nhà nước.

Để xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật cần tính toán và xác định một cách khoa học hai nội dung: xác định cấp bậc công việc (chia quá trình lao động thành các chức năng hoạt động và các yếu tố liên quan cần thiết, xác định mức độ phức tạp của từng chức năng) và xác định cấp bậc công nhân (xác định những yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân về lí thuyết và thực hành tương ứng với cấp bậc công việc).

Bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Trong khu vực sản xuất kinh doanh, bảng lương được xây dựng để áp dụng cho lao động quản lí, như: các chức danh lãnh đạo (tổng giám đốc/giám đốc, phó tổng giám đốc/phó giám đốc, kế toán trưởng công ty nhà nước, giám đốc, phó giám đốc, thành viên hội đồng quản trị… trong các doanh nghiệp), lao động chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, kĩ sư, kĩ thuật viên, cán sự); lao động thừa hành phục vụ (nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ); lao động trực tiếp sản xuất ở những công việc, ngành nghề không quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật hoặc việc xác định các tiêu chuẩn đó phụ thuộc nhiều yếu tố nên khó đạt độ chính xác, ví dụ như lao động quản lý, điều hành, nghiên cứu…

Định mức lao động là những quy định (cụ thể) về số lượng (khối lượng, sản lượng…), chất lượng sản phẩm (công việc, dịch vụ…) tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm công việc, lao động nhất định trong phạm vi cụ thể (doanh nghiệp, ngành…). Định mức lao động là cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng chiến lược, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh; tổ chức sắp xếp tuyển dụng, quản lí lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động. Vì thế, xây dựng định mức lao động được Nhà nước quy định là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp hiện nay.

Điều 93 Bộ luật Lao động quy định về trách nhiệm và thủ tục xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động.

Các đơn vị sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở tuyển chọn, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động phải tuân thủ các nguyên tắc do pháp luật quy định. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện (phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Xuất phát từ tính chất phong phú, đa dạng về công việc, ngành nghề và đối tượng lao động sử dụng mà trong doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại thang lương, bảng lương khác nhau, như: Thang lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; Bảng lương chuyên gia cao cấp, nghệ nhân; Bảng lương của các thành viên chuyên trách hội đồng quản trị; Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ…

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi