Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2281 Lượt xem

Quy định ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành 2024

Thỏa ước lao động tập thể ngành là quy định mới được đưa vào BLLĐ năm 2012, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ký kết thỏa ước lao động tập thể. Bộ luật năm 2019 tiếp tục kế thừa, phát triển quy định này.

Quy định của pháp luật lao động về ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành

Theo quy định Điều 76 Bộ luật lao động có quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể nói chung và thỏa ước lao động tập thể ngành nói riêng:

Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể

1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.

6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bình luận về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành

Thỏa ước lao động tập thể ngành là quy định mới được đưa vào BLLĐ năm 2012, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ký kết thỏa ước lao động tập thể, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động ở phạm vi ngành. Đây là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Sự tồn tại các ngành kinh tế quốc dân với các doanh nghiệp cùng ngành, sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đại diện của hai bên quan hệ lao động với nhu cầu cần thiết của các bên là những điều kiện để thoả ước lao động tập thể ngành ra đời.

Đến Bộ luật năm 2019 tiếp tục có những nội dung quy định về thỏa ước lao động tập thể ngành.

Trên cơ sở khái niệm về thỏa ước lao động tập thể nói chung quy định tại Điều 75 BLLĐ, có thể hiểu thỏa ước lao động tập thể ngành là văn bản thỏa thuận giữa đại diện tổ chức công đoàn ngành và đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể ở phạm vi ngành kinh tế quốc dân.

Điều 76 Bộ luật quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, bao gồm các vấn đề: đối tượng lấy ý kiến, chủ thể ký kết và việc gửi thỏa ước lao động tập thể ngành.

–  Về đối tượng lấy ý kiến:

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

–  Về chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành:

Bộ luật lao động hiện hành không có quy định riêng về đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, chỉ có quy định chung về chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

–  Về gửi lượng thỏa ước lao động tập thể ngành:

Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật lao động.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi