Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 488 Lượt xem

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật không? sẽ được Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết này.

Người lao động bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ theo quy định của luật bảo hiểm xã hội. Vậy nhiều người đặt ra câu hỏi Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)

+ Trên tuyến đường đi từ nơi làm về nhà và về từ nhà đến nơi làm việc. Việc di chuyển phải được thực hiện trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn

Tuy nhiên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Bị tai nạn do mâu thuẫn giữa người bị tai nạn lao động và người gây ra tai nạn, không liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định.

– Người lao động  cố tình, cố ý hủy hoại bản thân

– Do người lao động sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hưởng chế độ người khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật được chia thành 03 mức độ: người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ.

Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp người khuyết tật được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ những người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

– Người khuyết tật nặng.

Ngoài việc được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, những người khuyết tật còn được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

– Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

– Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Đối người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Căn cứ Khoản 1 Điều 51 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật về trợ cấp xã hội hàng tháng với người khuyết tật nhưng được hưởng chính sách quy định nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định.

Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì sẽ không được hưởng trợ cấp người khuyết tật theo quy định.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Trợ cấp một lần:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng;

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; 

Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Trợ cấp hàng tháng:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

– Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%;

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; 

Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

– Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội; 

Hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Luật Bảo hiểm xã hội. 

Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. 

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. 

Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội.

– Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng trợ cấp người khuyết tật

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được tính bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số trợ cấp tương ứng. Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/ tháng và hệ số trợ cấp đối với người khuyết tật được quy định tại Điểm e Khoản1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Cụ thể mức hưởng như sau:

– 720.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

– 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

– 540.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật nặng;

– 720.000 đồng/tháng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Trên đây là nội dung bài viết Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật? của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi