Trang chủ Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THPT module 7
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 4249 Lượt xem

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THPT module 7

Chúng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích về Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THPT module 7, từ đó, Quý độc giả tham khảo bài viết có thêm những thông tin tham khảo khi thực hiện cho mình.

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module 07 – THPT:  Tham vấn, tư vấn cho học sinh trung học phổ thông

Năm học: …………..

Họ và tên: …………………………………………………………………………………….

Đơn vị:

Tham vấn. tư vấn học đường là một vấn đê đặc biệt quan tâm trong công tác giáo dục phổ thông. Công tác tham vấn, tư vấn học được được chú trọng ở hầu hết các cấp học, từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Ý nghĩa của công tác này đã được minh chứng qua thực tiễn, do đó là một giáo viên cần có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản để thực hiện tốt việc tham vấn, tư vấn cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học phổ thông. Nhờ sự tận tình hướng dẫn của thầy cô, tôi đã tiếp thu được những kiến thức hữu ích cho bản thân trong công tác tham vấn, tư vấn cho học sinh trung học phổ thông.

1. Nhu cầu tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của học sinh trung học phổ thông

Lứa tuổi trung học phổ thông được nhận định đã có sự trưởng thành nhất định về thể chất và nhận thức. Nhận thức của các em đã có sự phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên chưa thật sự hoàn thiện. Thực tế cho thấy có nhiều em học sinh chưa xác định dược động cơ học tập, chưa có phương pháp học tập hiệu quả dẫn đến kết quả học tập chưa tốt. Học sinh ở lứa tuổi này có rất tò mò về các sự vật, sự việc xung quan chính vì vậy luôn muốn khám phá những điều mới lạ.

Hiểu rõ tâm lý này, giáo viên và phụ huynh phối hợp chặt chẽ trong việc định hướng đúng đắn cho các em giúp các em gặt hái được nhiều thành công trong học tập. Ngược lại, một số học sinh do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và thầy cô dẫn đến chán nản, có nhiều biểu hiện tiêu cực như trốn học, tụ tập với bạn bè xấu, thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội.

Đặc biệt, trong những năm gần đây mạng xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, mang đến nhiều lợi ích. Nhờ có sự phát triển của mạng internet nói chung, học sinh có điều kiện tiếp cận với khối lượng kiến thức đa dạng và phong phú một cách dễ dàng. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng được ví như con da hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích đó, nó cũng tiềm tàng nhiều hiểm nguy với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Có nhiều trường hợp, các em đua đòi những trò vui trên mạng xã hội, thậm chí tấn công người khác bằng những lời lẽ cay nghiệt dẫn đến những hậu quả xấu.

Trong những năm qua, Việt Nam chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự phát triển về kinh tế, giúp cho học sinh có điều kiện học tập và rèn luyện tốt hơn. Nhưng chính hoàn cảnh đất nước phát triển cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho các em học sinh.

Nội dung giáo dục và dạy học của nhà trường có nhiều bất cập, đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng nhận thức và thể chất của các em; cha mẹ ngày càng bận rộn hơn nên không có nhiều thời gian giành cho con cái, thậm chí có một số phụ huynh, do quá chạy theo những giá trị vật chất đã không còn tôn trọng những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính vì vậy, ngày càng có nhiều học sinh gặp phải khó khăn trong học tập, trong việc định hướng những giá trị của cuộc sống cũng như tương lai của bản thân.

Xuất phát từ những thực tiễn đó, công tác tư vấn, tham vấn học đường trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết trong việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

2. Vai trò và chức năng của công tác tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của giáo viên

Công tác tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của giáo viên đối với học sinh trung học phổ thông quan trọng không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn mà còn xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Công tác tư vấn, tham vấn, hướng dẫn giúp cho học sinh trung học phổ thông có thể tự mình giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, định hướng các em phát triển theo chiều hướng tích cực.

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ xã hội được mở rộng, đa dạng và phức tạp hơn. Các mối quan hệ chủ yếu của học sinh trung học phổ thông bao gồm quan hệ giữa thầy và trò, quan hệ bạn bè, quan hệ gia đình và các quan hệ xã hội khác. Hiện nay, nhiều em học sinh trung học phổ thông phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ quá bận rộn với công việc, cha mẹ đi làm ăn xa hoặc bố mẹ ly hôn,…

Những em học sinh này, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào tệ nạn xã hội hoặc thực hiện các hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật. Điều đó dẫn đến các em sao nhãng, lơ là việc học. Thậm chí, nhiều em học sinh dễ xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, có tâm lý chống đối thầy cô và cha mẹ.  Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp các em do không có phương pháp học hiệu quả dẫn đến kết quả không được như mong đợi.

Một số khác lại có nhiều lúng túng, thắc mắc trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, về sức khỏe giới tính và sự phát triển về thân thể. Các vấn đề tâm lý đó nếu không được giải quyết kịp thời sẽ hình thành cảm giác tự ti, trạng thái stress, trầm cảm dẫn đến những hành vi tiêu cực. Trên thực tế, tình trạng gia tăng hành  vi lệch chuẩn trong nhà trường như không tuân thủ kỷ luật, tình trạng học bạo lực học đường là biểu hiện của sự dồn nén cảm xúc.

Những căng thẳng trong tâm lý dẫn đến việc các em không kiểm soát được hành vi của bản thân, hành vi lặp đi lặp lại dẫn đến hình thành các thói quen xấu. Nhiều học sinh đã tự  mình vượt qua khó khăn thông qua việc trò chuyện, chia sẻ với người khác, tìm ra cách giải quyết dựa trên những lời khuyên của người khác.

Giáo viên được coi là lực lượng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chúc năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình như chức năng giảng dạy , chức năng giáo dục ,chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn.. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chúc năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình như chức năng giảng dạy , chức năng giáo dục ,chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn..

Ở Việt Nam hiện nay, trong nhà trường chưa có bộ phận đảm nhiệm chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh. Do vậy, thầy cô có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, tham vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông bên cạnh công tác giảng dạy.

3. Quan niệm về tư vấn, tham vấn và hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông

Tham vấn được hiểu là quá trình trợ giúp học sinh có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi nhà tham vấn) cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kỉ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng/thân chủ tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép.

Tư vấn được hiểu là quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến người được tư vấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau. Trên cơ sở đó, người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp với bản thân, nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ đặt ra.

Qua hai định nghĩa nêu trên, ta thấy rằng giữa tư vấn và tham vấn đều có một mục đích chung là hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tham vấn là sự giúp đỡ một chiều thì tư vấn lại có sự tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn. Tư vấn là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, trong dó giáo viên sử dụng những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình giúp học sinh tìm ra vấn đề cần giải quyết, từ đó định hướng giúp học sinh tự mình giải quyết vấn đề.

Hướng dẫn được hiểu là việc chỉ bảo, dẫn dắt học sinh tìm ra phương hướng và cách thức tiến hành một hoạt động nào đó.

Khi thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn, tham vấn cho học sinh trung học phổ thông cần đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Khi thực hiện công tác tham vấn cho học sinh cần đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật, tôn trọng học sinh, coi học sinh là trung tâm. Có vậy thì hoạt động tham vấn mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Thứ hai: Khi thực hiện hoạt động tư vấn cho học sinh trung học phổ thông giáo viên cần tôn trọng học sinh, đảm bảo bí mật tuyệt đối để tạo sự tin tưởng đối với các em. Việc giáo viên tôn trọng và tạo được lòng tin với các em sẽ giúp các em dễ dàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.

Thứ ba: Khi hướng dẫn học sinh, người giáo viên cần thể hiện sự tôn trọng, đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực của việc cung cấp thông tin, đảm bảo tính tích cực hoạt động của học sinh.

4. Nội dung tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông

Thứ nhất: Những khó khăn trong quá trình học tập

Khi bước vào giảng đường trung học phổ thông, các em học sinh sẽ phải tiếp cận phương thức học mới cùng với khối lượng kiến thức nặng nề hơn. Việc học của các em không đơn thuần là tiếp thu kiến thức phục vụ cho nhu cầu khám phá, mà còn gắn liền với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Điều đó đòi hỏi các em cần có thái độ nghiêm túc và có ý thức học tập tốt hơn để trang bị đủ kiến thức và hành trang cho việc vượt qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Cũng chính những điều này khiến cho các em rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực dẫn đến kết quả học tập không tốt. Nhiều em do không theo kịp các bạn, có tâm lý sỡ hái, chán nản, không tập trung vào việc học.

Hoạt động tư vấn, tham vấn, hướng dẫn có vai trò giúp các em cải thiện ý thức rèn luyện và tình hình học tập.

Trong hoạt động học tập, giáo viên có thể thực hiện các chủ điểm trong việc tham vấn, hướng dẫn như khám phá và quản lý cảm xúc trong học tập; chuẩn bị cho bài kiểm tra,…

Thứ hai: Các rào cản về tâm lý

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức bản thân. Nhìn chung các em có tâm lý trở nên nhạy cảm, đa chiều và sâu sắc hơn.

Các em có nhu cầu lớn hơn trong việc khẳng định và thay đổi bản thân từ ngoại hình đến tính cách. Bên cạnh đó, các em có sự thay đổi lớn về cơ thể và tâm lý, lại phải chịu nhiều áp lực học tập dẫn đến việc các em có nhiều cảm xúc và thường xuyên biến đổi.

Do sự thay đổi về sinh lý, các em học sinh lứa tuổi trung học phổ thông dễ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như dễ nổi nóng, hay lo lắng, thậm chí trầm cảm. Các em cũng quan tâm hơn đến vẻ đẹp bên ngoài như chiều cao, cân nặng, nét mặt. Khi cảm thấy hài lòng về cơ thể của mình, các em cũng cảm thấy tốt về chính mình, có thể nói đối với thanh niên những đặc trưng về thể chất và vẻ ngoài cơ thể là một trong những vẩn đề các em quan tâm nhất, ngược lai, những khiếm khuyết hạn chế về cơ thể dẫn đến tâm trạng bi quan, nhút nhát, thiếu tự tin về bản thân.

Thứ ba: Các vướng mắc tâm lý trong giao tiếp với bạn bè

Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó giữa hai người hoặc một nhóm người dựa trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích và có cùng xu hướng hoạt động.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, các em mong muốn được khẳng định vị thế của bản thân, muốn được chấp nhận và yêu quý. Nhiều em học sinh chấp nhận thay đổi vẻ ngoài, cách ăn mặc, sở thích của mình để có điểm chung và hòa nhập với bạn bè. Lứa tuổi này, các em cũng hình thành các quan điểm cá nhân rõ rệt và có chính kiến riêng của mình do đó thường dẫn đến sự bất đồng quan điểm trong quan hệ bạn bè. Thậm chí, do sự nhạy cảm của lứa tuổi, quan hệ bạn bè cũng dễ dàng xảy ra mâu thuẫn hoặc sự hiểu lầm không đáng có. Đứng trước nguy cơ rạn nứt tình bạn, các em thường hoang mang, lo lắng không biết cách giải quyết. Trong lúc này, thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng giúp các em nhìn nhận và tìm cách giải quyết vấn đề.Giáo viên cần tư vấn, hướng dẫn và rèn luyện cho các em các kĩ năng thương lượng để có thể tránh được việc phải nghe theo bạn nhưng cũng không làm bạn mất lòng, cần tỉnh táo để nhận ra những dấu hiệu của một tình bạn tốt và những dấu hiệu không tốt trong quan hệ bạn bè.

Thứ tư: Sự phát triển thể chất tâm lý và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản

Giai đoạn dậy thì hiện nay xuất hiện tương đối sớm, thường ở độ tuổi từ 10 -12 tuổi đối với nữ, 13-14 tuổi đối với nam. Bước vào giai đoạn này,  trẻ không chỉ thay đổi về sinh lí mà tâm lí cũng chuyển biến như bắt đầu có tính độc lập, quan tâm đến hình dáng bên ngoài, giới tính, mở rộng mối quan hệ bạn bè, tự ý thức, nhận thức xã hội. Ở các em xuất hiện và phát triển mạnh mẽ những xúc cảm giới tính. Tuy nhiên, nhiều em lại quá vô tư vì chưa ý thức được sự thay đổi của cơ thể nên chưa biết cách giữ gìn và chăm sóc bản thân. Để phòng tránh các nguy cơ xấu, nhà trường cần thường xuyên thực hiện các hoạt động ngoại khóa giáo dục sức khỏe giới tính. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần có thái độ đúng đắn, cập nhật trang bị kiến thức, chia sẻ đồng hành cùng cái trong quá trình trưởng thành. Việc giáo dục giới tính cần hướng đến những vấn đề trọng tâm như chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các kỹ năng sống như sử dụng các biện pháp tránh thai, có các quyết định đúng đắn về hoạt động tình dục.

Thứ năm: Các vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp

Việc lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh trung học phổ thông là một thách thức khó khăn đối với hầu hết các em. Việc lựa chọn nghề nghiệp một mặt xuất phát từ sở thích, ước mơ của học sinh, mặt khác cần phù hợp với khả năng của học sinh,  hoàn cảnh gia đình và xu hướng phát triển của xã hội.

Trên đây là những nội dung kiến thức mà bản thân tôi đã tiếp nhận được qua module 7 bồi dưỡng thường xuyên trung học phổ thông. Với những kiến thức tiếp thu được tôi tin chắc rằng chúng rất hữu ích trong công tác tham vấn, tư vấn, hướng dẫn học sinh của mình.

->>> Tham khảo thêm : Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi