Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ai là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6913 Lượt xem

Ai là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét?

Để hạn chế được việc khám xét tràn lan, thiếu căn cứ, xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng cũng nhằm bảo đảm việc phát hiện kịp thời mọi tội phạm

Khái niệm thẩm quyền ra lệnh khám xét theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“- Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

– Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

– Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

–  Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án”.

Bình luận và phân tích thẩm quyền ra lệnh khám xét theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Để hạn chế được việc khám xét tràn lan, thiếu căn cứ, xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng cũng nhằm bảo đảm việc phát hiện kịp thời mọi tội phạm, theo Điều 193 quy định thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó chánh toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;

Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh khám xét, nhưng lệnh này phải được Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

– Trong những trường hợp không thể trì hoãn, căn cứ vào điều luật này và khoản 2 Điều 110 thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét:

+ Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;

+ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Trường hợp không thể trì hoãn là trường hợp cần phải ngăn chặn ngay việc tiêu huỷ nguồn chứng cứ. Cho nên những người nói trên có quyền ra lệnh khám xét mà không cần có sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát điều tra.

Việc tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm, khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm do các cơ quan khác trong Lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi