Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ai được quyền kiểm tra giấy phép xây dựng?
  • Thứ sáu, 22/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 325 Lượt xem

Ai được quyền kiểm tra giấy phép xây dựng?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng là gì?

Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

– Giấy phép xây dựng mới;

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

– Giấy phép di dời công trình.

– Phân theo thời hạn thì giấy phép xây dựng được chia làm 2 loại đó là:

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn: Loại giấy phép này được cấp cho các dự án xây dụng công trình, các loại công trình nhà ở, nhà dân có thời hạn sử dụng nhất định theo kế hoạch thực hiện.

+ Giấy phép xây dựng được cấp theo giai đoạn: Loại giấy phép xây dựng này được cấp phép đối với từng phần nhỏ của các công trình xây dựng hoặc là đối với từng công trình xây dựng của các dự án xây dựng trong quá trình thiết kế xây dựng của những dự án chưa được hoàn thiện xong.

Như vậy Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Theo quy định Luật Xây dựng năm 2014, nếu công trình xây dựng thuộc trường hợp được miễn cấp phép xây dựng thì không cần phải xin cấp phép xây dựng mà có thể khởi công xây dựng công trình.

Nội dung của giấy phép xây dựng gồm?

Theo Điều 90, Luật Xây dựng 2014, nội dung căn bản của một giấy phép xây dựng gồm những mục như sau:

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với những công trình thi công theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Riêng đối với các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ cần có thêm nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng của tầng trệt, số tầng, chiều cao tối đa của toàn công trình xây dựng.

10. Thời hạn để khởi công công trình không được quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị:

Căn cứ theo Điều 91 Luật Xây dựng năm 2014 yêu cầu đáp ứng:

1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị:

Căn cứ theo Điều 92 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về điều kiện:

1. Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

2. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những tài liệu gì?

Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng yêu cầu:

Điều 42. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

2. Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

3. Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định này.

4. Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Ai được quyền kiểm tra giấy phép xây dựng?

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi, kiểm tra giấy phép xây dựng như sau:

– Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho các công trình được cấp đặc biệt;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giao cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng cấp I và cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, và công trình hoành tráng đã được xếp hạng trong ranh giới hành chính dưới sự quản lý của họ; làm việc trên các đường phố và đường chính trong khu vực đô thị theo quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh; làm việc theo dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; hoạt động theo dự án và các công trình khác được chỉ định bởi Ủy ban Nhân dân của tỉnh.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng cho các công trình còn lại và nhà riêng ở khu vực thành thị, bao gồm các ngôi nhà riêng biệt trong các khu vực được Nhà nước công nhận để bảo tồn trong các ranh giới hành chính do Nhà nước thiết lập. dưới sự quản lý của chính họ, ngoại trừ những người thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng và Ủy ban Nhân dân của tỉnh.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; Ban quản lý khu vực đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc quyền quản lý của họ, ngoại trừ các công trình thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Đối với các công trình được cấp bởi một cơ quan cấp giấy phép xây dựng, cơ quan đó sẽ điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do họ cấp. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới của họ cấp trái với quy định.

Trong trường hợp giấy phép xây dựng được yêu cầu cho một dự án trong đó dự án đầu tư xây dựng bao gồm nhiều công trình thuộc các loại và loại khác nhau, cơ quan cấp giấy phép xây dựng ở cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại theo dự án.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Ai được quyền kiểm tra giấy phép xây dựng?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi