Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về thời hạn tạm giam qua Tổng đài 1900 6557
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1165 Lượt xem

Tư vấn về thời hạn tạm giam qua Tổng đài 1900 6557

Đối với mỗi loại tội phạm khác nhau thì sẽ có thời hạn tạm giam khác nhau, thời hạn tạm giam có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự. Do đó, nếu cần được tư vấn về thời hạn tạm giam khách hàng có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 hỗ trợ khách hàng khi có thắc mắc các vấn đề liên quan đến hình sự và tố tụng hình sự. Nhiều khách hàng hiện nay còn chưa biết về thời hạn tạm giam tối đa, tối thiểu trong quá trình tố tụng hình sự là bao lâu. Do vậy, nếu có câu hỏi về vấn đề này khách hàng có thể liên hệ đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để được hỗ trợ.

Tư vấn về thời hạn tạm giam qua Tổng đài 1900 6557

Tư vấn thời hạn tạm giam qua tổng đài: 1900 6557

Theo Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra được quy định như sau:

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.“.

Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra:

– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng.

– Đối với tội phạm nghiêm trọng, thời hạn tạm giam không quá 3 tháng và có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng.

Tư vấn về thời hạn tạm giam qua Tổng đài 1900 6557

– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 04 tháng và có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng.

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 04 tháng và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, do tính chất đặc biệt của loại tội phạm này và xuất phát từ yêu cầu điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có quyền gia hạn thêm một lần nữa với thời hạn không quá 4 tháng. Như vậy, thời hạn tối đa để tạm giam đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia là 20 tháng.

Có thể thấy pháp luật dựa vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm để xác định thời hạn tạm giam, do đó chúng ta cần căn cứ vào quy định phân loại tội phạm của Bộ luật Hình sự để biết được thời hạn tạm giam sẽ là bao lâu.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 TƯ VẤN NHỮNG GÌ ?

Bên cạnh việc tư vấn các quy định liên quan đến thời hạn tạm giam, khi liên hệ tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 khách hàng có được giải đáp các thắc mắc khác về lĩnh vực hình sự:

– Tư vấn về cấu thành hình phạt của các loại tội phạm;

– Tư vấn về thủ tục tố tụng hình sự;

– Tư vấn về việc chấp hành hình phạt, xóa án tích;

– Tư vấn các vấn đề khác về hình sự;

Do đó, nếu khách hàng có câu hỏi cần tư vấn pháp luật hình sự và mong muốn được giải đáp một cách nhanh chóng, cụ thể thì hãy nhấc máy gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 để được các chuyên viên và Luật sư của chúng tôi tư vấn.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn pháp luật Hình sự 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi