Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây ra
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3321 Lượt xem

Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây ra

Hôm chủ nhật vừa rồi con trai tôi 8 tuổi được nhà trường tổ chức đi cắm trại tại công viên. Do nghịch ngợm nên cháu cùng một số bạn đã làm nát một luống hoa mới trồng trong công viên. Lúc đó ban quản lý công viên yêu cầu nhà trường phải đền bù thiệt hại cho công viên. Khi chúng tôi đến đón con về thì nhà trường yêu cầu chúng tôi phải hoàn trả số tiền đã bồi thường cho công viên. Như vậy có đúng không?

 

Câu hỏi:

Hôm chủ nhật vừa rồi con trai tôi 8 tuổi được nhà trường tổ chức đi cắm trại tại công viên. Do nghịch ngợm nên cháu cùng một số bạn đã làm nát một luống hoa mới trồng trong công viên. Lúc đó ban quản lý công viên yêu cầu nhà trường phải đền bù thiệt hại cho công viên. Khi chúng tôi đến đón con về thì nhà trường yêu cầu chúng tôi phải hoàn trả số tiền đã bồi thường cho công viên. Như vậy có đúng không?

Trả lời:

Với câu hỏi: “Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây ra” Công ty Luật Hoàng phi xin trả lời như sau:

Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây ra

Thứ nhất: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

Tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

Theo quy định trên, nếu như con dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do con gây ra. Tuy nhiên, trường hợp cháu đang trong sự quản lý của nhà trường thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được quy định trong Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ hai: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường

Quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

 Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý:

1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây ra

Theo Điều luật trên, do con chị dưới 15 tuổi trong thời gian chịu sự quản lý của nhà trường mà gây thiệt hại thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Như vậy, anh chị không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà trong trường hợp này nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi