Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nợ tiền đánh bạc, vay tiền rồi trốn mất thì phạm tội gì?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2531 Lượt xem

Nợ tiền đánh bạc, vay tiền rồi trốn mất thì phạm tội gì?

Tôi quen anh Sơn đã 4 năm,anh Sơn rất ham mê cá độ bóng đá nên tôi có dẫn anh Sơn đến gặp Nguyên để hai người cá độ với nhau. Kết quả, anh Sơn thua 15 triệu không có tiền trả nên cầu cứu tôi. Sau khi tôi cho vay thì anh Sơn bỏ trốn mất thì tôi có thể viết đơn tố cáo không. Tôi có phạm tội gì không.

Câu hỏi:

Em có quen ông anh tên Sơn đã 4 năm nay. Nhà anh ta cách nhà em khoảng 3 km. Anh Sơn mới thuê mặt bằng mở quán cafe đối diện nhà em. Anh Sơn ham mê cá độ bóng đá, có hỏi em biết chỗ nào cá độ không. Vì có quen một người bạn tên Nguyên cũng ham cá độ nên em dẫn lên quán cho 2 người cá độ với nhau và anh Sơn thua 15 triệu. Bị đòi quá anh Sơn nhờ em cứu, nhờ em cắm xe cho anh Sơn mượn 15 triệu. Em là người đi cắm xe và đưa tiền cho anh Sơn trả nợ. Cuộc nói chuyện mượn xe đi cắm có bằng chứng tin nhắn anh Sơn đã cầm 15 triệu đó. Anh Sơn hẹn em 2 tiếng sau sẽ trả lại cho em, 3 ngày nay anh Sơn đã trốn đi không có cách nào liên lạc. Cho em hỏi em có làm đơn khởi kiện được không và em có bị phạm luật gì không? Anh Sơn có bị khởi tố không? Xin luật sư tư vấn cho em xem những người có tên trên bị những lỗi gì ạ. Em có xuống nhà nói chuyện với bố mẹ anh Sơn thì bị từ chối, nói ai làm người đó chịu, bố mẹ anh Sơn không chịu trách nhiệm. Xin được luật sư giúp đỡ.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, luật sư của Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Đối với hành vi cá độ bóng đá, cả 3 người bao gồm bạn, Sơn, Nguyên đều phạm tội đánh bạc theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Cá độ bóng đá cũng là một hình thức của hành vi đánh bạc trái phép bị pháp luật nghiêm cấm. Cả 3 người đều là đồng phạm đối với tội danh này, trong đó Sơn và Nguyên cùng tham gia trực tiếp cá độ với nhau là người thực hiện, bạn là người giới thiệu, tạo điều kiện cho 2 người kia gặp nhau để thực hiện hành vi đánh bạc nên sẽ bị xử lý với vai trò người giúp sức.

Nợ tiền đánh bạc, vay tiền rồi trốn mất thì phạm tội gì

Nợ tiền đánh bạc, vay tiền rồi trốn mất thì phạm tội gì

 Đối với hành vi bỏ trốn của Sơn, hanh vi này có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại….”

Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Giữa hai tội này có nhiều điểm giống nhau, rất dễ nhầm lẫn nhưng đây là hai tội độc lập, hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt hai tội này cần dựa vào thủ đoạn chiếm đoạt tài sản. Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước.Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Thủ đoạn gian dối là nguyên nhân nhận được tài sản của người khác để chiếm đoạt tài sản ấy. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù sự chiếm đoạt tài sản có tính chất gian dối. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng với chủ tài sản để chủ tài sản giao tài sản cho người phạm tội. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp , ngay thẳng. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy. Sự gian dối chiếm đoạt tài sản xảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín (phản bội lòng tin ) của chủ tài sản.

Do vậy, nếu ngay từ đầu trước khi vay tiền của bạn, Sơn đã có chủ định vay tiền xong sẽ bỏ trốn thì đó là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu như khi vay tiền, Sơn chỉ muốn trả nợ cá độ bóng đá, nhưng sau đó mới nghĩ ra việc thực hiện hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm trả tiền thì đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Còn việc bố mẹ anh Sơn không trả tiền cho con là hoàn toàn đúng pháp luật. Anh Sơn là người thành niên, có năng lực hành vi đầy đủ, do đó, người thân không có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm thay đối với hanh vi phạm tội của Sơn.

Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể tố cáo hành vi của Sơn cho cơ quan điều tra, tuy nhiên, trong quá trình điều tra, hành vi phạm tội đánh bạc của 3 người gồm bạn, Nguyên và Sơn cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Hoàng Phi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn pháp luật hình sự, khi khách hàng cần, có thắc mắc đảm bảo tối ưu nhất quyền và lợi ích của khách hàng không bị xâm phạm. Tổng đài 19006557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi