Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bị nhiễm HIV có được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3812 Lượt xem

Bị nhiễm HIV có được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?

Xin hỏi con trai tôi đang bị nhiễm HIV, hiện đang thi hành án ở trại giam có được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không? Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù như thế nào?

Câu hỏi:

Kính chào luật sư, tôi là Minh Phương ở Lạng Sơn, có vài thắc mắc muốn luật sư tư vấn cho tôi như sau: Con trai tôi hiện đang thi hành án ở trại giam vì tội buôn bán trái phép chất ma túy với mức 15 năm tù giam. Vậy, xin hỏi Luật sư, con trai tôi đang bị nhiễm HIV có được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không? Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù như thế nào? Xin cảm ơn luật sư

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định:

“Điều 4. Điều kiện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

1. Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.

Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;

b) Nữ phạm nhân có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, nếu họ bị xử phạt tù lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng;

c) Phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích là người già, trẻ em hoặc những người khác không có khả năng lao động trong gia đình họ), trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d) Phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định.

2. Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”.

Theo Điểm a, Khoản 1 Điều luật trên thì người bị nhiễm HIV chỉ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khi đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu. HIV có ba giai đoạn: giai đoạn cửa sổ; giai đoạn HIV không triệu chứng và cuối cùng là giai đoạn HIV có triệu chứng (Sau 3 giai đoạn phát triển của HIV, Virus HIV sẽ phá hủy hệ miễn dịch của người nhiễm làm người nhiễm bệnh dễ dàng mắc các bệnh khác. Khi đó người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và thường là tử vong trong giai đoạn này). Do đó, nếu con bạn đã bị nhiễm HIV và đang ở giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao thì sẽ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên nếu vẫn chưa ở giai đoạn cuối cùng, vẫn có khả năng tự phục vụ bản thân, không có tiên lượng xấu thì vẫn phải tiếp tục chấp hành hình phạt tù (có thể nhận biết các giai đoạn này thông qua những biểu hiện bên ngoài hoặc xét nghiệm máu…)

Bị nhiễm HIV có được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?

Bị nhiễm HIV có được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?

Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng quy định về trình tự, thủ tục như sau:

4. Thủ tục lập và thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

4.1 Ban giám thị trại giam thuộc Bộ Công an lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người bị bệnh nặng mà trại giam đang quản lý, giáo dục rồi chuyển hồ sơ đó cho Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dượng xem xét, giám định

4.2. Ban giám thị trại giam thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng mà trại giam đang quản lý rồi chuyển hồ sơ đó cho Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xem xét, thẩm định.

4.3. Ban giám thị trại giam, trại tạm giam quân khu thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng mà trại giam, trại tạm giam quản lý rồi chuyển hồ sơ đó cho Cơ quan điều tra hình sự quân khu xem xét, thẩm định.

4.4. Ban giám thị trại tạm giam Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng tại Phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam rồi chuyển hồ sơ đó cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, thẩm định.

4.5. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định phải hoàn thành việc xem xét, thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, Ban giám thị trại giam, trại tạm giam phải hoàn chỉnh hồ sơ và chuyển đến Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đó để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

4.6. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu thì Ban giám thị trại giam, trại tạm giam lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù rồi chuyển cho Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù xem xét, quyết định, không phải xin ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền nhưng phải sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nơi trại giam, trại tạm giam đóng để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.”

Như vậy, gia đình bạn cần có đơn gửi các cơ quan như trại giam, Viện kiểm sát tỉnh, Tòa án tỉnh để các cơ quan này xem xét quyết định. Nếu gia đình không có đơn thì cơ quan Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện công tác kiểm sát thi hành án mà phát hiện con bạn (là người đang chấp hành hình phạt tù) bị nhiễm “HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu” cũng có quyền ra văn bản yêu cầu Ban giám thị trại tạm giam lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho con bạn. Sau đó, chuyển cho Tòa án cấp tỉnh nơi con bạn đang chấp hành hình phạt tù xem xét, quyết định và phải sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nơi trại giam, trại tạm giam đóng.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi