Xe nào bắt buộc phải lắp Camera hành trình theo quy định nghị định 10
Từ 1.7.2021, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về lắp camera hành trình, cả người điều khiển xe và đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100
Nhằm mục đích đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và ghi lại diễn biến xung quanh khi tham gia giao thông, vì vậy mà Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về các loại xe yêu cầu lắp Camera hành trình và những yêu cầu đối với Camera hành trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được Xe nào bắt buộc phải lắp Camera hành trình theo quy định nghị định 10.
Camera hành trình là gì?
Camera hành trình là thiết bị dùng để ghi lại hình ảnh phía trước, sau và trong xe, giúp lái xe quan sát các diễn biến xung quanh khi tham gia giao thông. Camera là điều kiện quan trọng để kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa bằng ôtô.
Khoản 1 điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
Cũng theo quy định trên, thiết bị giám sát hành trình cần phải phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Cụ thể thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
– Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
– Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cụ thể:
“ Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.”
Căn cứ vào quy định nêu trên, trước ngày 1.7.2021, những loại xe kinh doanh vận tải sau đây bắt buộc phải lắp camera hành trình:
– Ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên.
– Ôtô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo.
Không lắp Camera hành trình theo quy định nghị định 10 sẽ bị xử phạt như thế nào?
Từ 1.7.2021, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về lắp camera hành trình, cả người điều khiển xe và đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“ Xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình tham gia giao thông, sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng với người điều khiển; đơn vị kinh doanh vận tải là cá nhân thì bị phạt 5-6 triệu và buộc phải lắp camera hành trình.
Với đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức thì phải nộp phạt 10-12 triệu đồng, bắt buộc phải lắp camera hành trình
Điều khiển xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng; cá nhân kinh doanh vận tải bị phạt 5-6 triệu và buộc phải lắp camera hành trình.
Với đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức thì phải nộp phạt 10-12 triệu đồng, bắt buộc phải lắp camera hành trình.”
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo thì lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
“ a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.”
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
“ a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.”
Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Xe nào bắt buộc phải lắp Camera hành trình theo quy định nghị định 10. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Xe nào bắt buộc phải lắp Camera hành trình theo quy định nghị định 10 bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được Luật Hoàng Phi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Bản chất, chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Bản chất, chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là...
Thế nào là thực hiện pháp luật? Áp dụng pháp luật là gì?
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thế nào là thực hiện pháp luật? Áp dụng pháp luật là...
Giãn cách xã hội có được đi làm không?
Thuật ngữ “giãn cách xã hội” trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách trong xã hội để để đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh....
Mẫu văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con
Lựa chọn quốc tịch cho con là việc cha mẹ mang hai quốc tịch khác nhau cùng trao đổi, thỏa thuận để đưa ra một văn bản cụ thể gọi là văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con từ đó làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm giấy khai sinh cho đối...
Giấy nhận nợ là gì? Mẫu giấy nhận nợ viết tay mới nhất năm 2024
Theo đó giấy nhận nợ xác nhận nợ của các bên liên quan (bên cho vay và bên chấp nhận vay) với nội dung chi tiết hóa hơn so với hợp đồng cho vay giữa các bên liên quan với thông tin giải ngân chi...
Xem thêm