Xây dựng sai phép bị xử phạt như thế nào?
Giấy phép xây dựng là tờ giấy được cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình và xây dựng các tài sản khác trên đất…. theo nguyện vọng trong phạm vi thửa đất.
Tất cả các công trình xây dựng nếu muốn được xây dựng thì đều phải xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên trên thực tế mà các chủ thể có hành vi xây dựng sai phép. Khi ấy các chủ thể băn khoăn không biết việc xây dựng sai phép bị xử phạt như thế nào?
Chúng tôi xin đưa ra nội dung giải đáp trước băn khoăn thắc mắc của độc giả qua nội dung bài viết.
Xây dựng sai phép là gì?
Pháp luật xây dựng không có quy định hay giải thích thế nào là xây dựng sai phép. Tuy nhiên đây là cách gọi phổ biến của người dân để chỉ của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh cấp cho cá nhân tổ chức.
Giấy phép xây dựng là tờ giấy được cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình và xây dựng các tài sản khác trên đất…. theo nguyện vọng trong phạm vi thửa đất. Trong đó, Giấy phép xây dựng quy định nội dung được cấp phép như: Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình, Loại, cấp công trình, Cốt xây dựng công trình, Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, Bảo vệ môi trường và an toàn công trình. Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình, Hiệu lực của giấy phép.
Người xin giấy phép tuân thủ xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng nhà nước cấp. Tuy nhiên trường hợp cá nhân tổ chức không tuân thủ giấy phép và xây dựng trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể xây dựng sai phép bị xử phạt như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Xây dựng sai phép bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng có quy định mức xử phạt khi xây nhà sai giấy phép. Cụ thể đối với các hành vi xây dựng sai phép bị xử phạt như thế nào được quy định như sau:
Thứ nhất: Mức xử phạt khi xây nhà sai giấy phép xây dựng đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều Điều 15 về vi phạm quy định về trật tự xây dựng tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP hành vi xây dựng sai phép sẽ bị xử phạt như sai:
“ 2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng”.
Thứ hai: Mức xử phạt đối với hành vi xây nhà sai giấy phép xây dựng đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới Được quy định tại Khoản 4 như sau:
“ 4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng”.
Thứ ba: Là mức phạt đối với thi công sai phép
Bên cạnh đó thì chủ đầu từ còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu vi phạm một trong những trường hợp:
+ Thi công công trình xây dựng sai cốt.
+ Thi công công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng.
+ Trong quá trình thi công xây dựng công trình trái với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Có hành vi lấn chiếm, cơi nới diện tích và không gian làm ảnh hưởng đến cá nhân hay cơ quan tổ chức đang sử dụng, quản lý, hay ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu vực sinh hoạt chung.
+ Có hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều, những công trình bảo vệ quốc phòng an ninh và hành lang an toàn thông, hay cố tình thi công xây dựng ở nơi đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở và lũ quét.
Ngoài việc xử phạt vi phạm bằng tiền, với các trường hợp nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Điểm d Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:
“ d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
Xử lý các trường hợp xây nhà sai giấy phép xây dựng
Nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì căn cứ theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Bên cạnh đó nếu hành vi xây nhà sai giấy phép xây dựng đang thi công căn cứ quy định tại Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đối với hành vi xây nhà sai giấy phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
+ Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
+ Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
+ Sau khi được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề Xây dựng sai phép bị xử phạt như thế nào. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Vậy Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú...

Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn
Trưởng thôn đại diện cho một cộng đồng dân cư ở thôn, xóm, ấp đội... Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng...

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất...

Làm hộ chiếu ở hải phòng ở đâu?
Thời gian cấp hộ chiếu tại Hải Phòng có thể thay đổi tùy theo số lượng người đăng ký và công việc xử lý của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, thông thường thời gian làm hộ chiếu và cấp hộ chiếu tại Hải Phòng khoảng 7-10 ngày làm...
Xem thêm